Tỉnh Thanh Hoá quan tâm phát triển giáo dục khu vực miền núi
Những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của toàn xã hội, chất lượng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá ngày càng được nâng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách với giáo dục miền xuôi.
Mặc dù nằm trên địa bàn khó khăn của huyện Như Thanh, lại có tới 2 điểm lẻ cách xa trung tâm, nhưng những năm gần đây, trường Tiểu học xã Phượng Nghi luôn giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Năm học vừa qua, lần đầu tiên nhà trường vươn lên vị trí thứ 9 trên tổng số 18 trường tiểu học về kết quả giao lưu học sinh giỏi cấp huyện, tăng 4 bậc so với năm học trước.
Sự nỗ lực của từng cán bộ, giáo viên, học sinh, sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và toàn xã hội đã mang lại những đổi thay tích cực cho giáo dục của huyện miền núi Như Thanh. Đến nay, tỉ lệ trường chuẩn quốc gia của huyện đã đạt trên 95%, thuộc tốp đầu các huyện miền núi và cao hơn bình quân chung của tỉnh.
Cô giáo Bùi Thị Quyến, Trường Tiểu học Phượng Nghi, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Ngay từ những giờ học đầu tiên, cô trò đã rất nghiêm túc thực hiện nội quy, rèn cho các con tính kỷ luật, tự giác. Trong năm học này, chúng tôi mong muốn không chỉ trang bị cho các con kiến thức mà còn giúp các con có thêm nhiều kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học".
Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của nhà nước về phát triển giáo dục khu vực miền núi; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó quan tâm đến người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi…
Hiện nay, toàn tỉnh có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 100%. Nhiều huyện có tỉ lệ trường chuẩn quốc gia cao hơn bình quân chung của tỉnh. Hàng năm, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT thuộc các trường khu vực miền núi ngày càng cao; điểm trúng tuyển vào lớp 10 của các huyện miền núi cũng được nâng lên. Đặc biệt, đã có trường THPT khu vực miền núi có học sinh giỏi quốc gia, nhiều trường THCS có học sinh thi đỗ vào trường THPT chuyên Lam Sơn.
Ông Đỗ Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Phát huy những kết quả đã đạt được của năm học trước, khắc phục những hạn chế, nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác dạy học, kiểm tra đánh giá, phát hiện, đào tạo học sinh giỏi, tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học".
Bà Quách Thị Tươi, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Chúng tôi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa xây dựng nông thôn mới, vừa xây dựng trường chuẩn quốc gia. Do vậy, huyện đã tập trung để lãnh đạo các nhà trường phát huy tốt công năng sử dụng các công trình, trang thiết bị trong năm học mới này, để mang lại kết quả học tập tốt".
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển giáo dục ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giáo viên có nơi còn thiếu về số lượng; nhiều nơi vẫn thiếu phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018… Điều đó đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền các cấp và ngành giáo dục cần tiếp tục quan tâm đầu tư, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hơn cho sự nghiệp giáo dục miền núi phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách với giáo dục miền xuôi.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.