Tội phạm bạo lực lan tràn ở Brazil
Những cuộc điều tra gần đây cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của người Brazil về mức độ tội phạm bạo lực đang gia tăng. Trong khi đó, nhà hoạt động môi trường Marina Silva nhấn mạnh bạo lực đối với phụ nữ. Năm 2017, Brazil ghi nhận hơn 60.000 trường hợp hiếp dâm và có hơn 60.000 vụ giết người - theo một nghiên cứu của Diễn đàn An ninh Công cộng Brazil (FBSP), nơi thu thập và phân tích dữ liệu tội phạm từ chính phủ bang và liên bang.
Con số này bao gồm các vụ giết người liên quan đến sự can thiệp của cảnh sát. Nhưng các chuyên gia cho rằng con số thực sự có thể cao hơn. Năm 2018, tỷ lệ án mạng lên tới 30,8 vụ trên 100.000 người. Dữ liệu từ Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (IPEA) - tổ chức liên kết với chính phủ - cho thấy hầu hết nạn nhân là nam giới và khoảng một nửa trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Ngoài ra, tỷ lệ án mạng giữa những người Brazil da đen cao hơn gấp đôi so với các nhóm chủng tộc khác. Trong số 5 bang có tỷ lệ giết người cao nhất, 4 bang nằm ở phía đông bắc Brazil. Bang Rio Grande do Norte có tỷ lệ giết người cao nhất đất nước - 68 trên 100.000 người.
Tình trạng leo thang bạo lực cũng liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế xã hội. |
Trong thập niên qua, tỷ lệ giết người ở bang này tăng hơn 250%, theo IPEA. Bang Acre ở biên giới tây bắc giáp với Peru có tỷ lệ giết người cao thứ 2. Hoạt động buôn lậu ma túy sinh lợi khủng khiếp được đánh giá là yếu tố chính. Các băng đảng đối thủ chiến đấu để kiểm soát các tuyến đường vận chuyển cocaine đến từ Colombia, Bolivia và Peru. Liên Hiệp Quốc ngày càng nhấn mạnh vai trò của Brazil trong thương mại cocaine quốc tế - không phải với tư cách là nhà sản xuất mà là một quốc gia quá cảnh.
Vùng đông nam giàu có của Brazil đang ngày càng trở thành nơi tiêu thụ lượng cocaine khổng lồ và số lượng lớn ma túy cũng được chuyển đến châu Âu, châu Phi và châu Á. Các chiến dịch chống ma túy cũng góp phần làm cho dân số nhà tù phình to.
Fernando Haddad, chính khách cùng đảng cánh tả với cựu tổng thống Luiz Inácio "Lula" da Silva, tuyên bố dân số nhà tù đã tăng gấp đôi sau 10 năm và đây là mức cao thứ 3 trên thế giới - theo World Prison Brief. Theo Ahmedta Astolfi, chuyên gia tội phạm tại FBSP, tình trạng leo thang bạo lực cũng liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế xã hội.
Tăng trưởng kinh tế trong thập niên 2000 giúp cải thiện mức sống người dân ngay cả ở những vùng nghèo nhất của Brazil. Nhưng cơ hội vẫn còn rất hạn chế đối với những người trẻ tuổi và nhiều trẻ em bỏ học vào khoảng 15 tuổi. Astolfi nhận định: "Do đó, phạm tội là lựa chọn ưu tiên của cộng đồng thanh niên ở ngoại vi thành phố".
Các chuyên gia cũng đổ lỗi cho luật súng được thực thi kém và ngân sách dành cho lực lượng cảnh sát cạn kiệt. Tuy nhiên, đã có sự sụt giảm các vụ giết người ở bang São Paulo đông dân nhất Brazil, bao gồm thành phố cùng tên với 13 triệu dân, mặc dù mức độ tội phạm vẫn còn cao - hơn 4.000 vụ giết người trong bang năm 2017.
Ở Rio de Janeiro, mặc dù những vụ giết người có giảm so với mức cao ở cuối thập niên 1990 nhưng bang này vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ tội phạm giết người thuộc hàng cao nhất đất nước. Để đối phó bạo lực, cảnh sát cố gắng kiểm soát các thành phố và đặc biệt là các khu vực "ổ chuột" nghèo khó được gọi là favela.
Antonio Sampaio, nhà nghiên cứu về xung đột và an ninh tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) phân tích: "Các nhóm tội phạm có tổ chức như Bộ chỉ huy đỏ và Bộ tư lệnh thứ Ba ngày càng thách thức chính quyền và chính bọn chúng cũng đang trong một cuộc xung đột lãnh thổ để kiểm soát các khu ổ chuột".
Tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro muốn lực lượng cảnh sát cứng rắn hơn chống lại tội phạm buôn bán ma túy. Bolsnaro đăng một tweet trên Twitter vào tháng 9-2018: "An toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta! Đó là điều cấp thiết! Mọi người cần việc làm, họ muốn được giáo dục, nhưng sẽ không có ích gì nếu họ tiếp tục bị cướp trên đường đi làm; không có ích gì nếu buôn bán ma túy vẫn ở cửa trường học".
Chính khách cánh tả Fernando Haddad mô tả thách thức mà Brazil phải đối mặt từ buôn bán ma túy: "Chúng ta đang lừa dối mọi người rằng chính quyền đang chiến đấu. Nhưng, thật ra chúng ta không chiến đấu chống bất cứ điều gì. Chúng ta đang thua trong cuộc chiến". Một số chính khách Brazil đề nghị thay đổi cách các ngành thực thi pháp luật khác nhau xử lý các cuộc điều tra về tội phạm có tổ chức.
Ngày càng có nhiều trường hợp tử vong liên quan đến sự can thiệp của cảnh sát - con số đã tăng từ 2.212 năm 2013 lên 5.159 trong năm 2017, theo FBSP. Năm 2017, 367 sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng. Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra trong số các sĩ quan cảnh sát ngoài nhiệm vụ. Do tầm quan trọng của vấn đề ở một quốc gia có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới, các chuyên gia cho rằng tổng thống Bolsonaro sẽ được đánh giá dựa trên thành công của các chính sách được thực thi để giải quyết tội phạm bạo lực.
Duy Minh/CAND
Đọc thêm

Bất chấp căng thẳng thuế quan với Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 tăng mạnh
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2025 tăng mạnh hơn dự báo, do các nhà sản xuất ở nước ngoài đẩy mạnh việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc để tranh thủ làm hàng xuất khẩu trong giai đoạn 90 ngày Mỹ hoãn thuế đối ứng.

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba
Cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 30 năm về thương hiệu Cohiba, thương hiệu xì gà cao cấp nổi tiếng của Cuba, vừa có một bước ngoặt quan trọng khi tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho Cuba một lần nữa.

Tổng thống Ukraine: Sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Nga nếu Tổng thống Putin chấp thuận lệnh ngừng bắn
Một ngày sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin đưa đề xuất đàm phán trực tiếp và vô điều kiện với Ukraine dự kiến diễn ra vào thứ 5, 15/5 tại Thổ Nhĩ Kỳ- và ngay sau thông điệp khẩn cấp của Tổng thống Mỹ đưa ra tối ngày 11/5, theo giờ địa phương, yêu cầu Ukraine chấp thuận cuộc đàm phán với Nga, Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ sẵn sàng tham dự trong trường hợp Moscow chấp thuận lệnh ngừng bắn.

Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Ngày 11/5, các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc hai ngày đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sỹ. Phía Mỹ cho biết, hai bên đã đạt được thỏa thuận cho các vấn đề thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và chi tiết cụ thể của thỏa thuận này sẽ được công bố vào sáng ngày 12/5 (theo giờ Mỹ).

Iran không chấp nhận yêu cầu từ bỏ chương trình hạt nhân
Ngày 11/5, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết, Iran không thể chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc từ bỏ chương trình hạt nhân hòa bình -để tiếp tục đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.

Hãng hàng không Emirates công bố lợi nhuận cao kỷ lục
Hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) vừa công bố lợi nhuận sau thuế của năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua cao kỷ lục 5,2 tỷ $. Kết quả này giúp Emirates trở thành một trong những hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất thế giới trong năm tài chính 2024-2025.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo, “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.

Các cuộc không kích của RSF khiến ít nhất 33 Sudan thiệt mạng
Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở Sudan -trong các cuộc tấn công do Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) thực hiện, lực lượng đã giao tranh với quân đội Sudan kể từ tháng 4/2023.

Hãng Google bị kiện tại Italy với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường
Tập đoàn Moltiply của Italia mới đây đã đệ đơn kiện hãng Google lên tòa án Milan, yêu cầu bồi thường 2,97 tỷ euro (tương đương 3,34 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh, Google đang đối mặt với nhiều thách thức pháp lý tại Châu Âu, bao gồm các cuộc điều tra về hành vi độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và việc tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) mới của Liên minh châu Âu EU.

Boston Dynamics ra mắt robot hình người Atlas thế hệ mới có khả năng quay phim chuyên nghiệp
Trong bối cảnh việc ứng dụng robot đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả trong lĩnh vực phim ảnh, nhà sản xuất robot Boston Dynamics của Mỹ cùng các đối tác mới đây đã chế tạo thành công robot hình người thế hệ mới được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đảm trách vai trò quay phim giống như con người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.