Trải nghiệm lễ mừng cơm mới của đồng bào Thái
Đồng bào Thái ở Thanh Hóa có khá nhiều phong tục truyền thống độc đáo, trong đó phải kể đến lễ mừng cơm mới.
Chúng tôi lên huyện vùng cao Quan Hóa đúng vào dịp những cánh đồng lúa trải đều một màu vàng óng, báo hiệu "mùa vàng" bội thu. Trò chuyện với những người dân đi gặt, chúng tôi được biết bà con có tục lệ vào vụ thu hoạch sẽ tổ chức lễ mừng cơm mới, tiếng Thái gọi là "Chùm khảu mớ".
Theo bà con người Thái, khi cây lúa đã ngả màu vàng, gia chủ sẽ chọn ngày lành để tổ chức lễ mừng cơm mới và người mẹ hoặc con dâu trưởng trong nhà sẽ đi cắt lúa mang về làm lễ. Vì các thửa ruộng không chín đồng loạt, nên mỗi gia đình sẽ chọn ngày khác nhau để tổ chức. Họ thường chọn ngày đẹp, tránh ngày kiêng cữ của gia đình, như ngày mất của ông bà, bố mẹ, người thân trong nhà. Thông thường, người Thái mỗi năm chỉ cúng mừng cơm mới một lần. Phong tục này xuất phát từ niềm tin của người Thái, họ cho rằng, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Theo quan niệm của người Thái, gia tiên phải là người ăn cơm mới trước, con cháu ăn sau, nếu không năm sau cây lúa sẽ phát triển kém và không được mùa.
Mừng cơm mới là lễ nghi có tính chất gia đình nhưng lại có sức lan tỏa trong cộng đồng, vì nó được tổ chức phổ biến khắp vùng có người Thái sinh sống. Vì vậy, lễ mừng cơm mới thường chỉ diễn ra trong một gia đình, và cả bản có thể đến chung vui trong ngày này.
Nét đặc sắc của lễ mừng cơm mới là các đồ lễ dùng để dâng cúng chủ yếu là sản vật sẵn có được trồng từ nương rẫy, đồng ruộng và do chính gia chủ làm ra.
Trong ngày tổ chức lễ mừng cơm mới, bao giờ anh em dòng tộc và bà con dân bản cũng đều tập trung đông đủ để giúp gia chủ có một buổi lễ tươm tất nhất. Mỗi người một việc, đàn ông thì làm gà, làm cá; phụ nữ thì gói bánh, đồ xôi… Ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi mừng cho gia chủ một năm mùa màng bội thu.
Theo lời của các cụ cao niên bản Thái, ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương, bà con sẽ tổ chức lễ mừng cơm mới khác nhau. Đối với người Thái ở bản Páng, lễ cúng cơm mới thường diễn ra vào chiều tối, khi mọi người đã đi làm về đông đủ. Bà con quan niệm, về ban đêm, thần linh và gia tiên mới nghe thấy những lời thầy mo truyền tải lòng thành và ý nguyện của gia chủ, bởi vậy cúng ban ngày sẽ không thiêng. Ngoài ra, trong mâm cúng của lễ mừng cơm mới sẽ không có gà, bởi người Thái quan niệm rằng, gà thích ăn thóc, nếu cúng gà thì sẽ mất mùa, gia chủ không có lộc.
Nét đẹp mang đậm tính nhân văn trong lễ mừng cơm mới của người Thái ở Thanh Hóa còn được thể hiện rõ nét qua bài khấn của thầy mo. Nội dung bài khấn kể về quá trình trời đất sinh ra, con người vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, khai phá đất đai làm nên đồng ruộng, để con cháu lao động sản xuất, làm ra hạt gạo dâng lên tổ tiên. Lời khấn trong lễ cơm mới ở mỗi nơi có thể khác nhau về câu từ, nhưng 2 chủ thể không thể thiếu là tổ tiên và thần linh. Bài cúng bày tỏ lòng biết ơn các bậc thần linh và gia tiên đã phù hộ cho con cháu bình yên, khỏe mạnh, trồng nương rẫy được thêm nhiều mùa vụ tốt tươi.
Ông Lương Văn Luyện, bản Báng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ sau khi gặt xong lúa thì bà con chúng tôi lại tổ chức lễ mừng cơm mới, nhằm cảm ơn gia tiên và thần linh đã phù hộ cho gia đình một năm mùa màng bội thu; cầu cho sang năm sẽ ngày càng bội thu hơn nữa. Đây là phong tục và cũng là nét đẹp văn hóa của người Thái".
Sau phần nghi lễ, chủ nhà sẽ mời anh em, họ hàng và khách cùng ăn bữa cơm chung vui với gia đình. Trong số những người được mời dự lễ mừng cơm mới, người đến giúp gia đình làm cỗ sẽ không phải đem theo gì, còn những khách mời khác có thể mang chút rượu cùng góp vui với gia chủ.
Lễ mừng cơm mới là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc của dân tộc Thái, vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Các nghi lễ thể hiện truyền thống tôn kính tổ tiên, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để con cháu trong gia đình sum họp bên nhau; bà con dân bản đến chung vui, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng, hướng đến một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.