Triển khai đồng bộ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Sau gần 10 năm triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, công tác xử lý thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Đây là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngày càng phát triển.
ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24/9/2015. ISO 9001 gồm 10 điều khoản, tương ứng với chu trình lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - cải tiến. Hiện nay, ISO 9001 đã được áp dụng phổ biến trong các cơ quan hành chính Nhà nước, giúp loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian, đồng thời nâng cao năng lực trách nhiệm và ý thức cho cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính.
Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước. Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có 598 cơ quan công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001.
Anh Lê Đình Dũng, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO giúp cho cán bộ công chức giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, linh hoạt, kiểm soát các thủ tục hành chính dễ dàng hơn, tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, không gây phiền hà cho Nhân dân.
Qua kiểm tra tại các cơ quan công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 trên địa bàn tỉnh cho thấy, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được tích hợp hoá thành quy trình để hỗ trợ trong thực hiện một cửa điện tử và các thủ tục hành chính chưa qua một cửa điện tử.
Việc thực hiện rà soát hệ thống các quy trình thực hiện thủ tục hành chính phù hợp với phương châm đơn giản, thống nhất, tối ưu hợp nhất vào các phần mềm điện tử, số hóa trong áp dụng phù hợp với việc thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số.
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi kiểm tra trực tiếp tại đơn vị và đơn vị tự kiểm tra, báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ. Trong từng năm, về cơ bản các đơn vị đã đạt yêu cầu. Đây là công cụ để cho đơn vị hoàn thành thủ tục hành chính với tinh thần dễ thấy, dễ tìm, dễ lấy, đảm bảo thời gian cho công dân khi đến thực hiện thủ tục hành chính công".
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2024 có 100% xã trên địa bàn công bố áp dụng ISO 9001. Để đạt mục tiêu này, giải pháp cần thiết là phải tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống tại cơ quan gắn với việc thực hiện công việc trên Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD Office), phần mềm một cửa điện tử.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn
18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể với tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hơn 400 văn bằng bảo hộ được cấp
Trên địa bàn tỉnh hiện có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đến 53 thị trường, với 55 chủng loại hàng hóa; các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu gồm: Dệt may, da giày, sản phẩm công nghiệp, nông, lâm, thủy sản, khoáng sản... Việc bảo hộ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm được các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện.
Lựa chọn thiết bị chuẩn 4G trước ngày tắt sóng 2G
Việc tắt sóng 2G đã thúc đẩy người dùng chuyển sang điện thoại hỗ trợ 4G, đặc biệt là các mẫu điện thoại phím bấm cơ bản. Do vậy, cùng với các nhà mạng viễn thông, các hệ thống bán lẻ, cửa hàng kinh doanh di động đã chủ động bổ sung số lượng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng khi mua máy điện thoại 4G; góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi trước ngày tắt sóng.
Dữ liệu tại Việt Nam bị tấn công mã hóa ước thiệt hại hơn 10 triệu USD
Theo Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, trong nửa đầu năm 2024, số lượng dữ liệu bị tấn công mã hóa lên đến 3 Terabyte với tổng thiệt hại ước tính hơn 10 triệu USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.