Triển khai Nghị quyết về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát
Ngày 29/9/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11 về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết, trong thời gian qua, huyện Mường Lát đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện, nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đưa Mường Lát thoát khỏi danh sách huyện nghèo vào năm 2030.
Pù Nhi là xã vùng cao của huyện Mường Lát, có 15 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào; trên địa bàn có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm trên 70%. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm trên 51%. Thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xã Pù Nhi đang tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhằm thay đổi tư duy trông chờ, ỷ lại, nâng cao tinh thần tự giác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế. Đến nay, xã đang quy hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ người dân chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả để áp dụng vào sản xuất. Đồng thời, rà soát các công trình hạ tầng thiết yếu cần đầu tư, nhằm nhanh chóng thay đổi diện mạo của địa phương.

Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát xác định giai đoạn 2021-2025: tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt trên 10%; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt hơn 3.500 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 7% trở lên. Đến năm 2025: thu nhập bình quân đầu người của huyện Mường Lát đạt trên 25 triệu đồng; tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn (không tính quốc lộ và tỉnh lộ) được cứng hóa đạt 75% trở lên; Có 02 xã và có thêm 20 bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 35 triệu đồng; tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn (không tính quốc lộ và tỉnh lộ) được cứng hóa đạt 100%; có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 2 bản đạt nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trở lên.
Đến năm 2045: Kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân đầu người của huyện Mường Lát đạt mức bình quân của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, thời gian qua, Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở đã tập trung triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự lan tỏa đến đội ngũ cán bộ đảng viên và Nhân dân. Từ đó, giúp người dân thay đổi nhận thức, cách làm, chuyển từ tập quán sản xuất "tự cung, tự cấp" sang sản xuất "hàng hóa"; chủ động, tích cực phát triển kinh tế hộ, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thông qua đó, người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết đối với sự phát triển của địa phương, nhận thức rõ hơn trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, đề ra các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Bám sát mục tiêu của Nghị quyết, huyện Mường Lát đã rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch theo mục tiêu, định hướng phát triển của huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai và các yếu tố thuận lợi, đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực. Thu hút và phát triển hợp lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động. Mở rộng dịch vụ, thương mại nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa, cung cấp vật tư, hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân. Huy động đa dạng các nguồn lực, bao gồm nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, của huyện và nguồn xã hội hóa để tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện. Trong đó, thực hiện lồng ghép, tập trung vốn và các nguồn lực để đầu tư dứt điểm từng công trình, từng dự án, sớm phát huy hiệu quả. Ưu tiên hoàn thiện các tuyến đường đang đầu tư dở dang, các tuyến đường liên bản, kết nối liên xã, liên huyện và tỉnh ngoài để tạo hành lang mới cho sự phát triển; quan tâm đầu tư cho các xã, khu vực đặc biệt khó khăn. Tập trung đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh các công trình thủy lợi; hạ tầng giáo dục, y tế. Đầu tư cho 18 bản chưa có công trình nước sinh hoạt; 15 bản chưa có điện lưới quốc gia.

Để đảm bảo nguồn vốn cho đẩu tư, phát triển sản xuất, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát đã phối hợp triển khai thực hiện 16 chương trình tín dụng trên địa bàn. Đến nay, tổng dư nợ đạt gần 260 tỷ đồng, giải quyết cho trên 5180 hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho Mường Lát.
Huyện Mường Lát đang tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh để thực hiện các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn, Đảng bộ, chi bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của địa phương, đơn vị mình. Trong đó lựa chọn những công việc trọng tâm, trọng điểm để làm. Phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai Nghị quyết, nhằm tạo sự chuyển biến mới trong quá trình thực hiện.
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là luồng gió mới, giúp huyện Mường Lát có hướng đi với những cơ chế, chính sách rõ ràng, nhằm thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững. Cùng với sự quan tâm của tỉnh, huyện Mường Lát cần chủ động vận dụng, phát huy những cơ chế, chính sách một cách tốt nhất, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Thành phố Thanh Hóa trao giải cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chiều ngày 13/6, Ban Chỉ đạo 35 Thành ủy thành phố đã Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn thành phố năm 2025. Sau gần 6 tháng triển khai, đã có 1.800 bài tham gia dự thi.

Thành phố Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025
Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc thi, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng năm 2025 cấp thành phố một cách bài bản, nghiêm túc, qua đó lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh.

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Cuộc vận động động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025 đang bước vào giai đoạn nước rút. Để hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang cùng các doanh nghiệp và người dân địa phương tham gia giúp đỡ về ngày công, tinh thần, vật chất để giúp các hộ nghèo có nơi an cư, lạc nghiệp.

Trường Chính trị Tỉnh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
"Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Đối với công tác cán bộ, Người đã để lại cho chúng ta những chỉ dẫn sâu xắc, chu đáo về từng mặt, từ mục đích, động cơ học tập đến nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo; từ việc mở lớp đến việc dạy và học. Người nói rõ, học để làm việc, làm người rồi mới để làm cán bộ. Trước tiên, học để đáp ứng công việc, công việc thì ngày càng mới, càng khó, cho nên việc học là suốt đời…."

Thạch Thành khai thác tiềm năng, phát triển du lịch
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương.

Đảng bộ Kiểm toán nhà nước - Vươn mình cùng đất nước
Kiến nghị xử lý tài chính 281.808 tỷ đồng; kiến nghị rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế sửa đổi, bổ sung 1.048 văn bản không hoặc chưa phù hợp nhằm bịt lỗ hổng tránh thất thoát lãng phí; tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán bình quân trong cả nhiệm kỳ là 81%, cao hơn so với bình quân của nhiệm kỳ trước; đề xuất thay đổi nhiều cơ chế chính sách quản lý thông qua công tác kiểm toán, đặc biệt là qua các cuộc kiểm toán chuyên đề. Một nhiệm kỳ với nhiều tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, song Đảng ủy kiểm toán nhà nước đã tập trung lãnh đạo toàn ngành đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc toàn diện Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiếp tục khẳng định niềm tin, vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra kiểm soát việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực.

Vai trò nòng cốt của Bí thư Chi bộ trong xây dựng Đảng ở cơ sở
Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Chi bộ Đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong đó, Bí thư Chi bộ chính là hạt nhân nòng cốt trong công cuộc xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở. Thanh Hóa hiện có hơn 4.300 Bí thư Chi bộ ở khu dân cư. Là cầu nối gắn kết ý Đảng – lòng dân ở cơ sở, hầu hết các Bí thư Chi bộ đều tâm huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại địa phương.

Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Thanh Hoá học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tháng 02 năm 2025, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh được thành lập theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá, trên cơ sở kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, gồm 22 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 904 đảng viên. Kế thừa truyền thống và những kết quả đã đạt được, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, xuyên suốt các nhiệm kỳ, từng năm công tác và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thực hành tiết kiệm
Trân trọng giới thiệu bài viết "Thực hành tiết kiệm" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Chiều 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân dận Tỉnh uỷ tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt II (2023 - 2025). Đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải thưởng cấp tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.