Trình diễn nghệ thuật thư pháp và cho chữ Xuân Giáp Thìn 2024
Sáng ngày 13/2 (tức ngày mùng 4 Tết), tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức trình diễn nghệ thuật thư pháp Xuân Giáp Thìn 2024. Dự chương trình có các đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và đông đảo nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Trước khi diễn ra buổi lễ, đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hóa cùng đông đảo cán bộ, nhân dân đã dâng hương, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, nhân dân thành phố Thanh Hóa nguyện đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp, hiện đại và thân thiện.
Tại buổi lễ, những thư pháp gia đã trình diễn nghệ thuật viết thư pháp độc đáo, đặc sắc. Trong đó, có Tiến sỹ Phạm Văn Tuấn đến từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Bằng những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng tâm, ý, khí, lực của người cầm bút, tiến sỹ Phạm Văn Tuấn đã viết tặng cán bộ, Nhân dân thành phố Thanh Hóa hai chữ: "Long" và "Hòa hợp". Theo đó, chữ "Long" thể hiện cho ước vọng năm Giáp Thìn 2024, thành phố Thanh Hóa tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hóa rồng. Chữ "Hòa hợp" thể hiện cho sự kiện huyện Đông Sơn sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa thuận theo "ý Đảng - lòng dân". Đồng thời, cùng hòa hợp, chung sức, đồng lòng để xây dựng thành phố Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Tại chương trình, đông đảo người dân và du khách đã tham gia hoạt động xin chữ đầu xuân. Bởi từ lâu, phong tục xin và cho chữ trong những ngày đầu xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Xin chữ đầu xuân thể hiện tinh thần trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và mong ước về những điều may mắn, tài, lộc, phúc, thọ, bình an và phát triển trong năm mới. Đây cũng chính là mạch nguồn để nghệ thuật thư pháp trường tồn với thời gian, trở thành nét văn hóa đặc sắc trong những ngày đầu xuân của dân tộc Việt Nam.
Hoa hậu Nguyễn Phương Anh – Hành trình toả sáng
Thanh Hoá – mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử truyền thống, các vị anh hùng hào kiệt vang danh với non sông mà còn rất tự hào khi xứ Thanh còn là quê hương của nhiều người đẹp tài sắc vẹn toàn, những hoa hậu, á hậu có nhiều cống hiến tích cực cho quê hương và xã hội.
Mùa thu Lam Kinh
Cuối tháng 8 và tháng 9 âm lịch là khoảng thời điểm đất trời đã thực sự vào thu, nắng hanh hao, vàng ruộm nhuộm cả không gian. Thu đến, như báo hiệu một “nhịp” của thời gian đang dần đi về chặng cuối của một năm. Và như đã hẹn, trong những ngày thu trong veo ấy, lòng người lại xốn xang nẻo về nguồn - về với Lam Kinh.
Dự báo lượng khách quốc tế đến Phú Quốc sẽ tăng cao dịp kỳ nghỉ cuối năm
Dự tính 3 tháng cuối năm, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ đón khoảng hơn 123 nghìn lượt du khách quốc tế do vào dịp lễ Giáng sinh, đón Năm mới 2025 và kỳ nghỉ Đông. Như vậy, cả năm nay thành phố này sẽ đạt mục tiêu đón trên 847 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch, vượt hơn 27% kế hoạch và tăng 52,6% so với năm 2023.
Hội thảo khoa học về hang núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn
Chiều ngày 30/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, bảo tồn, địa chất, môi trường trong và ngoài tỉnh.
Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Phát triển du lịch từ mô hình nông trại
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Như Thanh được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa bản địa độc đáo. Từ trung tâm huyện di chuyển về phía Nam chưa đầy 10km, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Xuân Phúc, địa phương được biết đến với Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia độc đáo – Lễ hội Kin Chiêng Booc Mạy.
Linh thiêng phủ Tía
Triệu Sơn - huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1965, thực tế vùng đất này đã tồn tại rất lâu đời với bề dày lịch sử, văn hóa. Trong đó có núi Tía - được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu.
Những ngôi chùa thiêng xứ Thanh
Xứ Thanh, mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ có rừng vàng núi bạc, mà nơi đây còn có những ngôi chùa linh thiêng, mang trong mình những nét đẹp riêng và những câu chuyện đặc biệt.
Những người yêu chèo hội ngộ tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XVI
Tối 12/7, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa diễn ra “Chương trình giao lưu những người yêu chèo toàn quốc lần thứ 9 năm 2024” do Đài TNVN phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.