Trung thu xưa và nay
Tết Trung thu có nguồn gốc ra đời từ rất lâu, những giá trị về mặt tín ngưỡng và các biểu hiện vật chất của nó qua năm tháng vẫn được bảo tồn vẹn nguyên ý nghĩa.
Trung thu xưa và nay
Ở Việt Nam, Tết Trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ. Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8, giữa mùa thu tiết trời mát mẻ, thích hợp cho các hoạt động lễ hội. Ngày xưa, đây là dịp người dân tạ ơn trời đất sau vụ mùa bội thu. Lúc này mùa màng đã thu hoạch xong, người dân cũng thảnh thơi để tham gia lễ hội.

Trung thu xưa. Ảnh tư liệu
Theo phong tuc người Việt, tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm, vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Dưới ánh trăng rằm, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân dưới hình thức một mâm cỗ. Trung thu cũng là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông trăng". Trẻ rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, bánh nướng, bánh dẻo.

Tết Trung thu qua bao biến thiên lịch sử vẫn là một cái tết mà trẻ em luôn đón chờ, một lễ hội truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt, một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và bảo tồn.
Tổ chức Trung thu là một sự kiện mang ý nghĩa thiêng liêng và đậm nét văn hóa. Những giá trị văn hoá của Trung thu xưa vẫn được gìn giữ và ngày một phát huy trong cuộc sống hiện đại. Theo thời gian, mọi người đón Tết Trung thu có khác đi nhưng ý nghĩa về sự đoàn viên, sum họp gia đình và chăm lo cho thiếu nhi vẫn còn nguyên giá trị. Mời QV&CB cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa BTV Phương Anh và họa sỹ Phương Mai về điều này.
Tổ chức Tết Trung thu hiện nay tuy đã có nhiều điểm khác biệt, nhưng những giá trị thể hiện tinh thần và đặc trưng của ngày Hội trăng rằm vẫn luôn được gìn giữ.
Với các em học sinh lớp 1 trường Tiểu học Ba Đình, thành phố Thanh Hoá, mùa trăng năm nay có thật nhiều điều đặc biệt. Thay vì đón Trung thu với gia đình, các em được đón trung thu cùng bè bạn và các cô giáo… Mâm cỗ trung thu vì thế mà thật to, với rất nhiều loại hoa quả, bánh kẹo bên cạnh những chiếc đèn ông sao truyền thống lung linh.

Ngày hội Trung thu tưng bừng, náo nhiệt hơn vì có đông bạn bè, và thêm ấm áp khi có các cô giáo, có mẹ, có bà ở bên, ân cần tỉ mẩn hướng dẫn làm từng chiếc bánh dẻo nhỏ xinh. Được ăn bánh dẻo nướng qua nhiều mùa trăng, nhưng đến hôm nay các em mới được tận tay làm những chiếc bánh cho riêng mình. Bánh Trung thu do chính tay mình làm có thể chưa đẹp nhưng chắc chắn sẽ thật thật ngon và đặc biệt.

Với những hoạt động hướng tới trẻ trong mùa Trung thu, những bậc làm cha làm mẹ như trao tặng cho con em mình ký ức tuổi thơ, để trên hành trình làm cha mẹ, làm bạn cùng con, niềm vui gia đình luôn trọn vẹn.





Trải qua bao biến thiên của lịch sử, lễ hội Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi về hình thức lẫn nội dung. Song dù thay đổi thế nào thì cái "thần" của nó vẫn còn giữ được, đó là tính chủ thể, sự vui chơi hồn nhiên của trẻ và sự quan tâm của mọi người đối với thiếu nhi.

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.