Tự động hoá trong chăn nuôi gia cầm
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ tự động hóa đang là giải pháp mà ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hướng đến nhằm giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Xuân Minh là một trong những hộ đầu tiên ở phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Năm 2023, gia đình ông Minh đã thiết kế chuồng nuôi theo quy trình khép kín, diện tích 500m2 với quy mô nuôi 10.000 con và đầu tư trên 1,5 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, hệ thống cung cấp nước, thức ăn, hệ thống dây chuyền nhặt trứng tự động. Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất đã giúp tối ưu hóa quy trình chăm sóc gà, đảm bảo đàn gà được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống theo nhu cầu. Từ đó, giảm sức lao động, hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, đem lại doanh thu trên 300 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Xuân Minh, Phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Như trước đây khi mình chưa đầu tư, mình tính 1 chuồng 1 vạn gà thì cần tới 1.200m2 đến 1.500m2. Khi đưa hệ thống tự động vào thì chỉ cần 500m2 thôi, giảm tới 60% diện tích chuồng nuôi. Đồng nghĩa với việc giảm được 1/3 nhân công và giảm chi phí tiền điện và giảm nhiều chi phí phụ ngoài".
Trong thời gian qua, phong trào phát triển chăn nuôi tại xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa phát triển mạnh mẽ và đã tạo được vùng sản xuất hàng hóa lớn. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã đã phát triển được hàng chục trang trại chăn nuôi tập trung, bước đầu các trang trại đã liên kết được với doanh nghiệp, bảo đảm đầu ra có thị trường tiêu thụ ổn định. Tại đây, các hộ đã đầu tư lắp đặt các thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng chuồng trại khép kín, quạt mát, hệ thống máng ăn, nước uống tự động hóa, đệm lót sinh học, góp phần giảm chi phí, nhân công. Nhờ việc đầu tư xây dựng hệ thống đồng bộ nên việc phát triển chăn nuôi rất thuật lợi, trung bình mỗi năm mỗi trang trại cho thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên.

Ông Hoàng Văn Thiết, Xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi đã áp dụng các công nghệ vào để nâng cao giá trị, giảm chi phí, từ đó hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trước đây…".

Ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trên địa bàn xã các hộ chăn nuôi đã đầu tư các máy móc hiện đại để việc chăn nuôi thuận lợi hơn, chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ…".
Tại huyện Yên Định, một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển chăn nuôi, hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi đã chủ động hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Toàn huyện có 5 khu trang trại tập trung quy mô lớn, trong đó có gần 30 trang trại chăn nuôi gà. Với mục tiêu xây dựng, phát triển vùng chăn nuôi tập trung, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại. Tại đây, các hộ đã đầu tư lắp đặt các thiết bị máy móc hiện đại với các thiết bị đảm bảo độ chuẩn về các thông số, có giàn mát, quạt thông gió để kiểm soát nhiệt độ ổn định vào mùa hè và lò hơi cấp nhiệt giữ ấm vào mùa đông; máng ăn, nước uống được lắp đặt tự động, giảm được nhiều nhân công lao động. Nhờ đầu tư bài bản với quy mô khép kín, trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc tự động theo công nghệ cao và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Chị Vũ Thị Phượng, Xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi đầu tư các máy móc thiết bị đã mang lại hiệu quả trong quá trình chăn nuôi, giảm thiểu rủi ro và công lao động, giảm tác động xấu đến môi trường chăn nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh".

Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thời gian qua, các trang trại chăn nuôi đã phát huy hiệu quả, các hộ đã đầu tư, tập trung ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại… Trong thời gian tới huyện tập trung khuyến khích, tạo điều kiện tập huấn khoa học kỹ thuật để các hộ có điều kiện mở rộng và tập trung phát triển".
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có quy hoạch các khu trang trại tập trung với quy mô lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi theo hướng công nghệ cao đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi khi tham gia vào chuỗi liên kết. Bên cạnh đó, các trang trại, gia trại còn quan tâm đến công tác xử lý chất thải như áp dụng chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, chăn nuôi tuần hoàn, tăng cường kiểm soát, chủ động phòng chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ môi trường.


Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với huyện thì trong thời gian qua, hiệu quả từ ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi đã rõ rệt, các hộ đã thực hiện dúng quy trình kỹ thuật nên tình hình chăn nuôi luôn ổn định và các hộ luôn thực hiện an toàn…"
Thời gian tới, ngoài sự chủ động của người chăn nuôi, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, vùng chăn nuôi tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị. Những bước đi này không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi ổn định và phát triển bền vững.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, thời gian qua, các chủ thể đã không ngừng sáng tạo, đổi mới, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Qua đó, góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ
Trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nâng cao chất lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã ứng khoa học công nghệ, giúp các địa phương trong tỉnh quản lý đất đai toàn diện, thông suốt hiệu quả, tăng mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Áp dụng khoa học - kỹ thuật, máy móc hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật và máy móc hiện đại vào sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.