ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tư tưởng phát triển kinh tế bao trùm trong Di chúc của Bác Hồ

Bản Di chúc của Bác Hồ vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, vừa là mục tiêu bao trùm và là động lực nền tảng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước.

22/08/2019 06:43

Đến năm 2019, Bản Di chúc của Bác Hồ đã tròn một nửa thế kỷ. Đây là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc. Tư tưởng phát triển kinh tế đề cập trong Di chúc là một trong những tư tưởng quan trọng định hướng phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đây vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, vừa là mục tiêu bao trùm và động lực nền tảng thúc đẩy nền kinh tế đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới từ năm 2019.

Tư tưởng phát triển bao trùm và đột phá sau chiến tranh

Di chúc khẳng định, nhân dân lao động miền xuôi và miền núi đều chịu đựng gian khổ, bị bóc lột cùng cực và chiến tranh gieo rắc đau thương và mất mát. Nhân dân luôn có tinh thần anh hùng, dũng cảm, cần cù, hăng hái và là lực lượng cách mạng cơ bản, luôn trung thành với Đảng cho nên Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là tư tưởng phát triển kinh tế bao trùm của Di chúc để không một ai, dù ở miền nào, bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Công cụ để thực hiện thành công mô hình kinh tế bao trùm là phải có kế hoạch thật tốt, để vừa không ngừng cải thiện phúc lợi, vừa bảo đảm sao cho mỗi người dân đều được hưởng thành quả xứng đáng từ sự phát triển mang lại.

tu tuong phat trien kinh te bao trum trong di chuc bac ho  hinh 1
Bản Di chúc của Bác Hồ vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, vừa là mục tiêu bao trùm và là động lực nền tảng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước. (Ảnh minh họa)

Quan niệm kế hoạch thật tốt trong Di chúc cần được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tầm nhìn bao quát nhất, chiến lược và chính sách hiệu quả nhất cũng như bộ máy thực hiện với hiệu năng cao nhất. “Kế hoạch kinh tế thật tốt” được nhấn mạnh bằng dòng chữ in nghiêng trong Di chúc càng cho thấy điểm nhấn đặc biệt quan trọng mà Người đã xác định.

Kế hoạch này phải được Đảng trực tiếp xây dựng trên nguyên tắc một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, lãnh đạo nhân dân đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, kể cả trong lãnh đạo phát triển kinh tế

Khi kháng chiến thành công, chiến tranh kết thúc, đất nước sẽ được xây dựng nhanh hơn 10 lần thời điểm hiện tại. Đó là sự thể hiện khát vọng cao cả, phát triển đột phá, để hàn gắn, bù đắp được vết thương chiến tranh, vươn lên mãnh liệt, nhằm không bị tụt hậu hay lạc hậu so với trình độ phát triển chung của nhân loại.

Theo cách hiểu trực tiếp, tăng trưởng kinh tế đất nước cần phải gấp hàng chục lần mới có thể bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ mục tiêu phát triển bao trùm để nâng cao đời sống nhân dân thuộc mọi tầng lớp và mọi miền Tổ quốc.  

Triệt để chống lãng phí nguồn lực phát triển về thời gian và tiền bạc

Thấu hiểu sâu sắc điều kiện đất nước 50 năm trước còn rất nhiều khó khăn, Người đã có tư tưởng chống lãng phí. Người nhắc nhở “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức phúng viếng linh đình, lãng phí thời gian và tiền bạc của nhân dân”.

Theo phong tục tập quán châu Á, trong đó có Việt Nam, vị lãnh tụ vĩ đại như Bác khi qua đời sẽ phải tổ chức phúng viếng linh đình. Điều này không tránh khỏi sự lãng phí thời gian, tiền bạc không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của bạn bè quốc tế gần xa. Bác Hồ dường như đã nhìn thấy trước tình hình và đã ghi vào Di chúc lời nhắc nhở. Bác kỳ vọng, việc làm của Bác sẽ là tấm gương chống lãng phí điển hình để cả nước noi theo. Cho nên, nếu mọi người dân đều noi theo gương Bác, sự lãng phí sẽ được giảm thiểu rất lớn.

Tư tưởng này cho thấy, Bác Hồ hiểu rõ bản chất của vấn đề cơ bản trong kinh tế học là các nguồn lực luôn ở trạng thái khan hiếm, cả thời gian và tiền bạc. Sự phân bổ nguồn lực khan hiếm này cần được cân nhắc cẩn thận để nếu chúng sử dụng vào mục đích này thì sẽ không sử dụng vào mục tiêu khác và cần ưu tiên sử dụng chúng vào mục tiêu nào cấp thiết nhất. Bên cạnh đó, nếu chỉ quan tâm đến huy động nguồn lực để đạt mục tiêu ngắn hạn thì sẽ mất đi khả năng đạt được mục tiêu dài hạn trong phát triển hay sự phát triển thiếu bền vững.

Vì thế, triệt để chống lãng phí nguồn lực sẽ tạo điều kiện để tăng tiết kiệm và tích lũy nguồn lực trong nhân dân - một điều kiện để tăng đầu tư. Đây là lực lượng kinh tế bền vững trong thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài, đặc biệt cần được triệt để thực hiện trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn.

Kế hoạch kinh tế thật tốt cần gắn chặt với kỷ luật chống lãng phí chặt chẽ. Đây là mối quan hệ vừa có tính biện chứng vừa bảo đảm đúng với bản chất của cân đối kinh tế cơ bản được chỉ ra trong Di chúc. Đồng thời, Người còn vạch rõ Đảng ta là một Đảng cầm quyền, cho nên mỗi đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Cần phải rèn luyện được những tiêu chuẩn đạo đức này mới bảo đảm không lãng phí nguồn lực cũng như xây dựng được kế hoạch kinh tế thật tốt theo mong đợi của Người. 

Bảo đảm tinh thần trách nhiệm cao của đất nước

Khi Việt Nam trở thành một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, cần góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới (Di chúc). Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian 50 năm trước đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ không nhỏ của lực lượng cách mạng và nhân loại tiến bộ, yêu chuộng tự do và hòa bình.

Chính vì thế, khi sự nghiệp thành công, thể hiện kinh tế đất nước khởi sắc đáng kể sau hơn 30 năm đổi mới, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 đã cao hơn 10 lần so với năm 1975 như ý nguyện của Bác, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình từ năm 2010 (Văn kiện XI, 2011) và đang đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2035 (Báo cáo Việt Nam 2035). Việt Nam đang triển khai phát triển đất nước theo mô hình kinh tế bao trùm để dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tuyệt đối không để ai ở lại phía sau của sự phát triển.

Nhiều chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã có tác dụng quan trọng đến nâng cao không ngừng đời sống nhân dân mọi miền đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đang được triển khai sâu rộng và tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động của từng Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân…

Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam thực hiện triệt để Di chúc luôn chủ động, tích cực sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có tránh nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển. Việt Nam ủng hộ đáng kể vật chất, tiền bạc, nhân lực cho công cuộc bảo vệ hòa bình, hỗ trợ các nước bất lợi trong phát triển, tổ chức và tham gia nhiều diễn đàn quốc tế khu vực và thế giới…

Từ năm 2019, theo dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều động lực phát triển mới cả từ trong nước và quốc tế, nhất là các chiến lược, chính sách và kế hoạch đang tiệm cận đến mức độ thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa như Di chúc ghi rõ. Tư tưởng phát triển kinh tế bao trùm trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ nửa thế kỷ trước tiếp tục soi rọi đường hướng tương lai Việt Nam trong giai đoạn mới./.

 

 

PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo  hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

07:59 , 06/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

07:50 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2024 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD.

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.