Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của Thanh Hóa đã tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở. Từ đó, góp phần đưa thông tin đến người dân nhanh chóng, kịp thời nhất.
Xã Hà Sơn, huyện Hà Trung là địa phương tiên phong trong đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống truyền thanh có dây bằng truyền thanh thông minh tại tất cả 8 thôn với 15 cụm loa đôi.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, hệ thống truyền thanh thông minh ở xã Hà Sơn đã phát huy nhiều ưu điểm vượt trội, như không cần dây dẫn, gọn nhẹ, dễ điều khiển vận hành thiết bị, chất lượng âm thanh tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Việc tạo lập, kiểm soát, thu âm phát thanh từng bản tin dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Ông Nguyễn Văn Luyện, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Chí Phúc, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước chưa có loa thông minh, thông tin vất vả, phải ra tận nhà văn hóa tuyên truyền qua loa, bà con không nắm bắt rõ, phải đến từng hộ thông báo. Tôi thấy rất hiệu quả, tôi đi đâu cũng có thể tuyên truyền trên loa cho toàn bộ người dân".
Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở. Bên cạnh việc đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh, các xã, phường, thị trấn còn nâng cấp, bổ sung bộ thiết bị tích hợp tự động, kết nối các cụm loa mới đầu tư với các cụm loa dây hiện có. Đầu tư hệ thống truyền thanh vô tuyến công nghệ sóng FM; chú trọng đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền kịp thời, chủ động, chính xác và hiệu quả đến Nhân dân.
Ông Lê Tất Thành, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tham mưu cho huyện thực hiện chuyển đổi số truyền thanh cơ sở toàn huyện 100% cơ sở, huyện có 11 đơn vị tham gia đề án của tỉnh, chúng tôi sẽ kiểm tra để thực hiện Đề án".
Theo Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2030", tỉnh Thanh Hóa sẽ hoàn thành đầu tư nâng cấp các đài truyền thanh sử dụng phương thức truyền thanh có dây và truyền thanh không dây sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông.
Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh sự đầu tư của Trung ương và tỉnh, các địa phương cần chủ động, linh hoạt trong bố trí nguồn vốn đầu tư công nghệ hiện đại cho hệ thống truyền thanh, từ đó nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền cơ sở.
Nhân viên bưu điện trên toàn quốc có trợ lý ảo MiPo hỗ trợ công việc
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa ra mắt trợ lý ảo MiPo. Trợ lý ảo MiPo được vận hành từ ngày 15/11, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ khách hàng cho nhân viên bưu điện trên toàn mạng lưới.
Phát triển nguồn nhân lực số cho lĩnh vực thương mại điện tử
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ước tính năm 2024, thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt giá trị 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế số. Đi cùng với sự tăng trưởng thì việc phát triển nguồn nhân lực số đang là vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đang rất quan tâm.
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa tổ chức Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".
Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024
Từ ngày 19 đến ngày 22/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024, với chủ đề trọng tâm là "Trợ lý ảo".
Đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ước tính năm 2024, thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt giá trị 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế số. Đi cùng với sự tăng trưởng thì việc phát triển nguồn nhân lực số đang là vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đang rất quan tâm.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Trong khuôn khổ Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) chính thức ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử
Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã và đang đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động.
Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì chưa chuyển lên 4G
Đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Những thuê bao này đang bị khóa 2 chiều.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.