Ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú
Thanh Hóa hiện có khoảng 1.300 cơ sở lưu trú, trong đó có 150 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao. Thời gian qua các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ vào quản lý lưu trú và vận hành, qua đó, mở ra nhiều cơ hội, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển và gia tăng tiện ích khách hàng.
Trước đây, khi có khách đến lưu trú, bộ phân lễ tân của khách sạn Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa phải giữ lại căn cước công dân của khách, rồi lưu mẫu photo kèm theo giấy tờ khai báo để nộp cho cơ quan quản lý. Từ khi sử dụng phần mềm quản lý lưu trú ASM, lễ tân chỉ cần thực hiện quét mã QR trên thẻ căn cước công dân gắn chip của khách, ứng dụng sẽ hỗ trợ phục vụ kê khai thông tin tự động. Với lượng khách đón hàng ngày có thể lên đến hơn 400 người, việc sử dụng phần mềm ASM để nhập dữ liệu khi thông báo lưu trú đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho cơ sở lưu trú và giảm phiền hà cho khách hàng. Đồng thời, phần mềm này có độ chính xác cao, giảm sai sót trong cập nhật thông tin.

Chị Bùi Thị Hoài Thương, Phó Giám đốc lưu trú Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa
Chị Bùi Thị Hoài Thương, Phó Giám đốc lưu trú Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi có phần mềm khai báo, chúng tôi không phải làm thủ công, không phải giữ lại căn cước công dân của khách, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, bên cạnh đó, còn có tính bảo mật cao".
Từ chỗ chỉ các doanh nghiệp lớn, thì hiện hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đều quan tâm đến chuyển đổi số trong quản lý, kinh doanh, quảng bá trên môi trường số. Đối với các cơ sở lưu trú, từ khi sử dụng một số phần mềm quản lý như ASM, KiotViet, Smile... đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khâu, giảm bớt nhân sự và nâng cao chất lượng phục vụ khách. Đặc biệt, với các cơ sở lưu trú 4 - 5 sao đã sử dụng phần mềm quản lý, tích hợp các tiện ích từ phòng ở, ăn uống, bể bơi và các dịch vụ đi kèm khác trong chiếc thẻ phòng. Từ đó giúp khách hàng chủ động sử dụng dịch vụ, đồng thời giảm bớt nhân sự và kiểm soát chặt chẽ ở các khâu.

Ngoài đưa các phần mềm vào hỗ trợ hoạt động quản trị thì việc sử dụng các nền tảng số, các công cụ, thiết bị công nghệ hỗ trợ vận hành tại các cơ sở lưu trú cũng được sử dụng rộng rãi.


Ông Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc khách sạn Phượng Hoàng 3, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc khách sạn Phượng Hoàng 3, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đang úng dụng phần mềm Smile, tích hợp thông tin khách hàng, check in không dùng căn cước…".
Việc sử dụng các phần mềm hay ứng dụng công nghệ được xem là một trong những bước đột phá, tạo thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua đó, không chỉ tạo chuyển biến rõ nét trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mà còn đóng góp tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển lâm nghiệp
Bằng nhiều giải pháp và hướng đi phù hợp, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có bước phát triển tích cực. Việc lựa chọn nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lâm nghiệp được đẩy mạnh nhằm nâng cao giá trị rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng.

60% doanh nghiệp Việt Nam không được trang bị đủ giải pháp bảo mật
Theo đại diện Tập đoàn công nghệ Bkav, mỗi ngày, có hàng triệu mẫu virus mới xuất hiện và những thiệt hại do mã độc gây ra rất khủng khiếp. Nhưng tại Việt Nam, có tới 60% doanh nghiệp không được trang bị giải pháp bảo mật đủ mạnh để bảo mật.

Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng hiệu quả sản xuất
Bên cạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ mới, các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng được các doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng. Hoạt động này những năm gần đây ngày càng đi vào thực chất, khi những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị ứng dụng cao, phục vụ tích cực cho quá trình hoạt động sản xuất và làm lợi cho doanh nghiệp.

Tăng cường quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, nhằm nâng cao hiệu quả, tính ứng dụng của các nhiệm vụ KH&CN sau khi được nghiệm thu vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2025
Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức trao giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2025.

Đề xuất ưu tiên phát triển công nghệ chiến lược lĩnh vực hạt nhân
Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi gồm 12 chương, 73 điều (giảm 19 điều tương ứng với hơn 20% số điều so với Luật năm 2008). Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đặc biệt là công nghệ chiến lược.

Internet di động Việt Nam lần đầu tiên vào top 20 thế giới
Tốc độ Internet di động tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh lên 144 Mbps, gần bằng mạng cố định và lần đầu vào top 20 thế giới.

Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và VNPT Thanh Hóa hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số
Chiều ngày 24/3, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Viễn thông Thanh Hóa (VNPT) đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030.

Tổ công nghệ số cộng đồng - lan tỏa chuyển đổi số đến toàn dân
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm để thực hiện. Trên hành trình đó, tổ công nghệ số cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ số theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân, qua đó góp phần lan tỏa chuyển đổi số đến toàn dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng nông sản
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới tư duy trong sản xuất, nhiều hộ kinh doanh, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, cho hiệu quả kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.