ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, người dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Đây là xu hướng tất yếu để giảm chi phí lao động, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nhằm góp phần phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh.

Thúy Hằng- Minh Tâm- Văn Lọc

08/06/2024 15:26

Xã Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa là địa phương có truyền thống sản xuất rau màu, nhưng do sản xuất truyền thống tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu tính cạnh tranh, nên hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng VietGap. Hiện nay HTX đã đầu tư các thiết bị hiện đại như: hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm dưa vàng Vạn Hà của Hợp tác xã được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2021. Đây được xem là cơ hội để HTX quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Đến nay, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã xây dựng được trên 4 ha nhà màng, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/ha/năm.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 2.

Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá

Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Từ hiệu quả kinh tế bước đầu của mô hình sản xuất dưa công nghệ cao, HTX đã và đang vận động các xã viên mở rộng diện tích nhà màng, nhà lưới để đầu tư sản xuất các loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao".

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hoằng Hóa đã chú trọng tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng dụng công nghệ số nhằm giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản. Từ đó, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiệt hại do thiên tai dịch bệnh. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel, ứng dụng công nghệ vi sinh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá mới trong phát triển sản xuất. Hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả. Theo tính toán, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số có lợi nhuận trung bình đạt từ 200 triệu đồng/ha/năm trở lên, cao gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 4.

Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa

Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: "Việc ứng dụng công nghệ đã mang lại hiệu quả, an toàn sản xuất, đầu tư hệ thống nhỏ giọt tiết kiệm được nguồn nước. HTX cũng sản xuất được chế phẩm sinh học, biến rác thải thành phân bón".

Để khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân, Hợp tác xã và doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, thời gian qua, huyện Vĩnh Lộc đã tập trung thực hiện tốt công tác tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, chú trọng xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, huyện Vĩnh Lộc đã có gần 60.000 m2 nhà lưới, nhà màng sản xuất rau, quả. Thông qua việc ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào canh tác giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với quy trình sản xuất truyền thống.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 5.

Anh Lê Văn Dinh, Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình làm theo truyền thống thì hiệu quả không cao, từ 2021 gia đình đã đầu tư vào công nghệ cao thì hiệu quả đạt cao".

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 6.

Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Huyện chỉ đạo các xã, chủ thể đầu tư máy móc hiện đại, quảng bá thương hiệu trên sàn thương mại, các kênh phân phối".

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn Thanh Hóa đã chú trọng và tích cực đầu tư mua thiết bị thông minh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà màng, nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, chăm sóc, theo dõi, quản lý bằng công nghệ thông tin qua điện thoại, máy tính, sản phẩm được đăng ký tem, mác, mã vạch, thuận tiện giao dịch…giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản. Đến nay, toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, 11 HTX và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Qua đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các đơn vị tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn có giá trị; hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp tại mỗi địa phương.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 7.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 8.

Ông Nguyễn Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian qua có nhiều hộ ứng dụng khoa học công nghệ đã mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí lao động, đầu tư một lần nhưng hiệu quả. Huyện xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động, mở rộng mô hình…".

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đồng thời, tích cực quảng bá nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh và hướng đến phát triển thị trường xuất khẩu, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất  nông nghiệp- Ảnh 9.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 07/6/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Thanh Hóa nhân rộng mô hình “3 không” trong chuyển đổi số

Thanh Hóa nhân rộng mô hình “3 không” trong chuyển đổi số

16:04 , 18/06/2024

Từ tháng 6 năm 2023, mô hình “3 không” trong thực hiện dịch vụ công được triển khai thí điểm tại 5 xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Sau một thời gian triển khai, 16 tiêu chí của mô hình, trong đó có một số tiêu chí khó đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh và hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả mô hình này.

Kết nối ứng dụng công nghệ 4.0 với tổng đài 1055 trong điều hành vận tải taxi

Kết nối ứng dụng công nghệ 4.0 với tổng đài 1055 trong điều hành vận tải taxi

09:43 , 18/06/2024

Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả Hồ Hữu Thiết, Giám đốc Mai Linh vùng 3 kiêm Giám đốc Mai Linh Thanh Hóa đã nghiên cứu áp dụng sáng kiến "Kết nối và ứng dụng công nghệ 4.0 với tổng đài 1055 vào điều hành vận tải taxi". Sáng kiến này vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp tỉnh năm 2024.

Xuất hiện phương thức lừa đảo đánh cắp mã OTP bằng cuộc gọi AI

Xuất hiện phương thức lừa đảo đánh cắp mã OTP bằng cuộc gọi AI

09:25 , 18/06/2024

Xác thực 2 yếu tố là tính năng bảo mật tiêu chuẩn trong an ninh mạng. Tính năng này yêu cầu người dùng xác minh danh tính bằng bước xác thực thứ hai là mật khẩu dùng một lần (OTP) được gửi qua tin nhắn văn bản, email hoặc ứng dụng. Lớp bảo mật bổ sung này được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ tài khoản của người dùng ngay cả khi mật khẩu của họ bị đánh cắp. Tuy vậy, các hacker đang tìm cách qua mặt bức tường lửa này bằng các biện pháp tấn công phi kỹ thuật.

Gần 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức

Gần 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức

09:20 , 18/06/2024

Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) trong tháng 5, Trung tâm đã ghi nhận trên 124.700 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.

Hơn 71% thủ tục hành chính thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Hơn 71% thủ tục hành chính thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

09:16 , 18/06/2024

Việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực. Đến nay, hơn 71% thủ tục hành chính đã được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia với hơn 4.500 dịch vụ công trực tuyến được thực hiện.

Ra mắt bộ tính năng mới giúp chống gian lận trong giáo dục

Ra mắt bộ tính năng mới giúp chống gian lận trong giáo dục

07:00 , 17/06/2024

Mới đây, nền tảng học tập trực tuyến Coursera đã ra mắt bộ tính năng chống gian lận trong giáo dục để hỗ trợ các trường Đại học tại Việt Nam, giúp thúc đẩy tính minh bạch trong giáo dục.

Phụ nữ Thanh Hóa đạt giải cao tại hội thi ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội

Phụ nữ Thanh Hóa đạt giải cao tại hội thi ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội

18:06 , 15/06/2024

Vừa qua, tham dự Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa có 2 tác phẩm đoạt giải toàn quốc. Kết quả này cho thấy, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã rất sáng tạo, chủ động nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào.

Quảng bá du lịch từ ứng dụng công nghệ số

Quảng bá du lịch từ ứng dụng công nghệ số

15:16 , 15/06/2024

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực ứng dụng công nghệ trong việc quản lý hoạt động kinh doanh cũng như quảng bá hình ảnh đẹp của đất và người quê hương đến với bạn bè trong và ngoài nước qua các nền tảng xã hội. Qua đó, thu hút sự theo dõi của đông đảo người dùng mạng xã hội đồng thời góp phần vào sự phát triển của du lịch địa phương.

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

15:05 , 15/06/2024

Trong những năm qua, Trường Đại học Hồng Đức xác đinh nghiên cứu khoa học là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Trong đó nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

Yên Định nhân rộng mô hình chuyển đổi số

Yên Định nhân rộng mô hình chuyển đổi số

14:56 , 15/06/2024

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới, từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, thời gian qua, huyện Yên Định đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số. Đây là mô hình phù hợp xu thế của thời đại 4.0, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của cấp ủy, chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.