Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng
Những năm gần đây, ngành y tế Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Một trong những xu hướng mới là ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và ngành y tế.
Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa là một trong những cơ sở tiên phong của ngành y tế đã và đang ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực phục hồi chức năng, mang đến cho bệnh nhân các phương pháp điều trị tiên tiến và hiệu quả nhất. Bệnh viện đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị như: máy oxy cao áp, máy siêu âm, máy thủy trị liệu, máy tán sỏi ngoài cơ thể định vị bằng X.Quang; máy tập vật lý trị liệu, máy kích điện… Cùng với đó, các bác sĩ, điều dưỡng còn được đào tạo bài bản, áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng và sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ CK2 Hoàng Ngọc Tám, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi chú trọng nghiên cứu khoa học, các máy móc hiện đại để điều trị các bệnh khó. Ví dụ máy oxy cao áp, máy laser động mạch, siêu âm điều trị có tác dụng điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ, mang hiệu quả cho bệnh nhân rất tốt".
Đến nay, bệnh viện Đa khoa Đức Thiện, Thành phố Thanh Hóa đã đầu tư nhiều máy móc phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Trong đó, lĩnh vực phục hồi chức năng được bệnh viện đặc biệt quan tâm đầu tư các thiết bị hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị liệu như: máy siêu âm điều trị, điện xung, các loại máy tác động cột sống… Đáng chú ý, bệnh viện có chức năng điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho tất cả bệnh nhân nội và ngoại trú. Trong đó, thế mạnh là các kỹ thuật về phục hồi chức năng cho một số bệnh nhân mắc bệnh về cơ xương khớp, thần kinh cột sống, nhằm tăng cao tỷ lệ thành công ca điều trị, hạn chế tái phát đến mức thấp nhất và đẩy nhanh quá trình điều trị trong thời gian ngắn.
Thầy thuốc ưu tú Bác sỹ CKII Lê Xuân Hanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Thiện, Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Để nâng cao chất lượng chần đoán, phục hồi chức năng cho người bệnh; bệnh viện đầu tư mở rộng phòng, giường cho người bệnh có không gian thoáng, rộng. Bệnh viện mua nhiều máy móc hiện đại, đời mới có tính năng theo dõi, điều chỉnh thay cho nhân viên; phục vụ một số động tác; có bộ nhớ… Số lượng máy móc được nâng lên để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân phục hồi chức năng. Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ có tay nghề phục vụ cho bệnh viên… số người bệnh đến khám và điều trị ngày một đông lên".
Chị Nguyễn Thị Phương, Xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Sau tai nạn giao thông, tôi có bị vỡ mâm chày. Tôi điều trị Bệnh viện đa khoa tỉnh xong có chuyển về đây điều trị để cho khỏi cứng khớp gối. Hiện nay, tình trạng được cải thiện".
Phục hồi chức năng là quá trình thường chỉ áp dụng cho những người có vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống- cơ xương khớp, người khuyết tật. Tại Thanh Hóa, nhiều bệnh viện, phòng khám đa khoa đã áp dụng các thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới vào lĩnh vực phục hồi chức năng. Tùy theo từng loại bệnh mà các cơ sở y tế có thể sử dụng các thiết bị và phương pháp khác nhau. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa, sai khớp, trật khớp, đau nhức lưng, viêm cột sống chưa dính khớp, vẹo cột sống… có thể sử dụng máy kéo giãn áp cột sống DTS để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng…Người bị đau khớp, viêm khớp, căng cơ có thể dùng phương pháp chiếu tia laser để điệu trị hoặc dùng một số cách giảm đau khác như: chiếu hồng ngoại, điện xung, sóng xung kích… Bị đau đầu mất ngủ do rối loạn tiền tình hay ảnh hưởng sức khỏe sau tai biến có thể dùng oxy cao áp… Các máy móc, thiết bị hiện đại được áp dụng tại các cơ sở y tế trong lĩnh vực phục hồi chức năng là biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện, phục hồi các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, trả lại khả năng hoạt động hiệu quả; giảm tình trạng tái phát sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế; giúp người bệnh có sức khỏe tốt, sống vui, sống khỏe và có ích cho xã hội.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Thanh Hóa, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong những năm qua, Bệnh viện đón tiếp hàng ngàn lượt bệnh nhân đến khám và hồi chức năng. Hàng năm, bệnh viện đã cử đi đào tạo nhiều bác sĩ chuyên khoa sâu và chuyên ngành của chức năng. Bệnh viện cũng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu xã hội càng cao cho nhân dân. Gần năm gần đây, bệnh viện đã mua bổ sung và triển khai những kỹ thuật hiện đại phục vụ tốt cho người bệnh như :máy tập tự động, máy xoa bóp áp lực hơi…".
Ông Lương y Nguyễn Khánh Thiện, Phó Phòng khám cơ xương khớp Thiện Tâm Đường, Thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngoài xoa bóp, châm cứu, có ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại như sóng cao tần điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp giảm đau, tiêu viêm, chống phù nề cho các bệnh nhân; sử dụng điện sinh học cho các bệnh nhân…".
Hiện nay, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc phục hồi chức năng. Việc nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực phục hồi chức năng đã giúp các bác sĩ và nhân viên y tế trong việc quản lý bệnh nhân; giám sát tiến trình phục hồi và đưa ra quyết định điều trị dựa trên dữ liệu; đồng thời giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng y tế, hướng đến sự hài lòng cho bệnh nhân.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.