Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất các sản phẩm ẩm thực
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm ẩm thực. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời giới thiệu, quảng bá về văn hóa ẩm thực của Thanh Hóa đến người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.
Với mong muốn đưa rau má trở thành cây hàng hóa, vươn tầm quốc tế, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương đã mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biến. Trên diện tích 5,5 ha, doanh nghiệp đã đưa vào trồng rau má bản địa theo mô hình VietGap và hướng đến hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống dây chuyền sơ chế - chế biến, sấy lạnh các loại rau- củ- quả theo công nghệ Nhật Bản tự động và khép kín. Nhờ đầu tư bài bản về công nghệ và chủ động về vùng nguyên liệu nên tất cả sản phẩm của Queen Farm được chế biến từ cây rau má như: bột rau má, trà sau má, thạch rau má, sữa non rau mà và nhiều sản phẩm khác đều được khách hàng, người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.


Ông Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng &TM Phong Cách Mới, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng &TM Phong Cách Mới, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, sản phẩm công ty chúng tôi đưa ra thị trường là các cây dược liệu. Đưa công nghệ để những SP làm ra an toàn, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, giữ nguyên màu sắc, hương vị, dược phẩm của rau".
Cùng với rau má, nem chua chính là sản phẩm ẩm thực tiêu biểu của xứ Thanh, được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Món ẩm thực này được người dân sử dụng trong các bữa ăn, bữa tiệc, trong dịp cưới xin hay lễ, tết. Trước đây, nem chua được sản xuất theo phương pháp truyền thống là làm bằng tay 100%. Những năm gần đây, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nem chua trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng nhiều máy móc hiện đại vào trong sản xuất như: Máy xay thịt, máy trộn thịt, máy đùn thịt, máy cắt nem, máy hút chân không, hệ thống làm mát… Nhiều doanh nghiệp còn có mã vạch thể hiện thông tin đầy đủ về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, sàn thương mại điện tử… Nhờ đó, thương hiệu nem chua xứ Thanh đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng.

Chị Phạm Thị Huế, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển Lam Kinh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nem Vị Thanh áp dụng kỹ thuật, có hệ thống máy móc hiện đại, từ máy trộn, máy xay đến máy cắt nem. Sau khi làm xong chúng tôi có hút chân không. Ngoài ra, chúng tôi còn bán hàng bằng facbook, khánh hàng có thể truy xuất nguồn gốc trên bao bì sản phẩm… Nhờ đó, chúng tôi quảng bá sản phẩm trên toàn quốc và ra nước ngoài".
Bà Cao Thị Thoa, Cơ sở sản xuất nem chua Anh Dân, Phường Tào Xuyên, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Trước đây, gia đình làm thủ công,làm bằng tay. Mấy năm gần đây, tiêu thụ mạnh hơn nên gia đình chuyển sang máy móc...công nhân có mức thu nhập cao hơn".
Thanh Hóa là một trong những địa phương có sự phong phú, đa dạng về ẩm thực. Những năm gần đây, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều sản phẩm ẩm thực được công nhận đạt chuẩn OCOP, đạt các tiêu chuẩn như: Iso, Vietgap…Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử…Từ đó, thị trường tiêu thụ được mở rộng, tăng doanh thu cho các đơn vị, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chị Nguyễn Thị Quế, Chủ Cơ sở sản xuất thực phẩm Quế Food, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình sản xuất, đơn vị luôn ý thức được việc áp dụng khoa học công nghệ, máy móc. Qua đó, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất, sản phẩm chất lượng tốt hơn,đảm bảo hơn..".

Chị Nguyễn Bích Liên, Chủ Cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food, thành phố Thanh Hóa
Chị Nguyễn Bích Liên, Chủ Cơ sở sản xuất Nguyên Phong Food, thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiện tại chúng tôi đang phát triển các sản phẩm thực phẩm chế biến, tromg đó sản phẩm chính là bánh bao. Chúng tôi đầu tư nhiều máy móc thiết bị như: cán bột, chia bột…".
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm ẩm thực đã góp phần giúp người lao động làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất, hộ gia đình... bớt đi những vất vả. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm ẩm thực xứ Thanh cũng như giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thương trường, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.


Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.