Ung thư gan to gấp đôi chỉ sau 4 tháng: Làm sao để chặn đứng?
Ung thư gan là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất và hiện y học chưa có phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh này.
Ung thư gan phát triển gấp đôi sau 4 tháng
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: từ tim và từ tĩnh mạch cửa vì vậy gan là "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng.
Ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) là một ung thư phát sinh từ gan. Nó còn được gọi là ung thư nguyên phát hay hepatoma. Ung thư gan là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất và hiện y học chưa có phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh này.
Quá trình phát triển của ung thư gan thường từ viêm gan mạn tính, xơ hóa, xơ gan và đến giai đoạn cuối là xuất hiện khối u ác tính.
GS Xu Jinchuan, một chuyên gia về các bệnh gan đã chỉ ra rằng, cách hiệu quả nhất để điều trị ung thư gan là tìm ra khối u trước khi nó lớn lên và có các triệu chứng xuất hiện.
Ngoài việc khám siêu âm định kỳ nửa năm/lần với bệnh nhân viêm gan B và C, những người trên 40 tuổi cũng nên tập thói quen siêu âm hàng năm.
Thậm chí, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi GS Xu Jinchuan, việc kiểm tra sức khỏe lá gan nên được thực hiện thường xuyên hơn.
Trong nghiên này, GS Xu Jinchuan đã kết luận được rằng, thời gian trung bình để tăng gấp đôi thể tích khối u gan là 112 ngày. Nói cách khác, chỉ mất khoảng 4 tháng để ung thư gan tăng gấp đôi kích thước.
Vì các khối u ác tính ở gan có thể được chữa trị hiệu quả bằng cách cắt bỏ trước khi chúng vượt quá 3 cm, GS Xu Jinchuan khuyến cáo: "Những người bị xơ gan nên đi khám gan 3 - 6 tháng/lần. Nếu không mắc xơ gan, chúng ta cũng nên khám gan định kỳ 6 - 12 tháng/lần.
Theo tần suất thăm khám này, ngay cả khi phát hiện ra ung thư gan, nó vẫn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được.
Những nguyên tắc cần nhớ để phòng ngừa ung thư gan
Ung thư gan được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu gì, nhiều bệnh nhân rất ngỡ ngàng khi nhận thông báo mình bị ung thư gan.
Bác sĩ cũng nhắc nhở việc tăng cường kiểm tra thường xuyên đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan. Những trường hợp này bao gồm: nhiễm virus viêm gan B hoặc viêm gan C, uống quá nhiều rượu, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ gan do nhiều nguyên nhân khác, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan.
Để phòng ngừa những bệnh lý liên quan đến gan, đặc biệt là ung thư gan, bác sĩ khuyên bạn nên nói không với rượu bia. Rượu có thể gây xơ gan. Người uống càng nhiều rượu bia, sức thải qua gan càng lớn và nguy cơ mắc ung thư càng cao. Chính vì vậy, không uống rượu bia có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Đồng thời, không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc. Thuốc lá cũng được đưa vào danh sách những thành phần có tác động tiêu cực đến gan và gây hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cũng có vai trò rất quan trọng. Nhiễm virus viêm gan B mạn tính khiến người bệnh dễ bị xơ gan và tiến triển thành ung thư gan. Mặc dù hiện đã có vắc xin nhưng do hiểu biết của người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi còn nhiều hạn chế nên không khám sức khỏe định kỳ, không tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Người dân cũng cần duy trì cân nặng hợp lý; điều trị bệnh tiểu đường tích cực. Những người mắc tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2) có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp khoảng 2 lần so với những người bình thường.
Minh Nhật/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.