ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay

Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX. Đây là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Đặc biệt, chiến dịch này đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng, với những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho đến hôm nay.

Minh Thuý - Xuân Sơn - Văn Tráng - Đăng Tuyển

09/05/2024 17:35

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch quy mô lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta. Ngay khi biết thực dân Pháp xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã quyết định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954, để kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp trong bối cảnh tình hình đang ngày càng có lợi cho ta. Kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến được chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng, hậu cần, kế hoạch quân sự, với phương châm huy động cả nước cùng chung tay thực hiện.

Trong Chỉ thị gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp tháng 12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tập trung hoàn thành cho kỳ được". Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, bốn Đại đoàn bộ binh gồm: Đại đoàn 304, 308, 312, 316, và Đại đoàn pháo binh 351 được lệnh hành quân ra mặt trận. Bên cạnh đó, cả dân tộc đã ra mặt trận cùng bộ đội đánh giặc, với đủ lực lượng từ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; từ già, trẻ, gái, trai ở các địa phương trong cả nước. Chiến tranh Nhân dân chính là đường lối sáng tạo của Đảng ta, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để chiến thắng kẻ thù được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại trong cuộc đối đầu chiến lược tại Điện Biên Phủ.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay- Ảnh 1.

Đại tá, Tiến sĩ Vũ Tang Bồng - Nguyên Trưởng phòng Lịch sử kỹ thuật hậu cần quân sự, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: "Trong điều kiện như vậy mà ta lại không có máy bay và không có xe tăng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, mà trực tiếp ở đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã đề ra một chủ trương hết sức cách mạng, khoa học và sáng tạo, động viên Nhân dân đồng lòng cao nhất cho chiến dịch Điện Biên Phủ".

Mặc dù Thanh Hóa là địa bàn xa trận địa, đường xá đi lại vô cùng khó khăn, nhưng đây là một trong những hậu phương lớn cung cấp lương thực, thực phẩm cho chiến dịch. Trước đó, ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 1952, tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề ra nhiệm vụ: Phát triển sản xuất, thực hiện dân chủ, cải thiện dân sinh, đẩy mạnh kháng chiến. Tích cực phục vụ tiền tuyến, bảo vệ hậu phương, củng cố khối đoàn kết toàn dân… Tỉnh Thanh Hóa chủ trương tích cực đẩy mạnh, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích, sản lượng cây trồng để tự túc lương thực cung cấp cho kháng chiến, đạt và vượt mọi chỉ tiêu, kế hoạch Trung ương giao. Tỉnh đã thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận, đề ra kế hoạch cụ thể xây dựng hệ thống kho, trạm, sửa chữa đường nhằm nhanh chóng huy động nhân tài, vật lực cho chiến dịch. Trong điều kiện đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cùng quyết tâm thực hiện kháng chiến đến cùng, người dân sẵn sàng "đói hơn", vất vả hơn để nhường lương thực cho bộ đội.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay- Ảnh 2.

Ông Trần Khôi nguyên là Chính trị viên Đại đội xe thồ của thị xã Thanh Hóa tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên năm 1954. Năm nay đã 98 tuổi đời, 75 tuổi Đảng, mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe đã yếu, nhưng ông vẫn nhớ rất rõ công tác lãnh đạo của từng chi bộ Đảng lúc bấy giờ, để động viên tinh thần toàn dân hăng hái tham gia chiến dịch. Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò rất quan trọng.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay- Ảnh 3.

Ông Trần Khôi, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nguyên Chính trị viên Đại đội xe thồ của tỉnh Thanh Hóa (1954)

Ông Trần Khôi, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nguyên Chính trị viên Đại đội xe thồ của tỉnh Thanh Hóa (1954) nhớ lại: "Chúng tôi được học tập và được quán triệt huy động lực lượng dân công ở các khu phố, có 4 khu phố thì huy động 100 xe và vận động Nhân dân học tập quân sự là trước hết, tiền tuyến là trên hết. Tất cả đều được quán triệt trong chi bộ cho đến đảng viên, từ đấy Nhân dân khi mà đã được thấm nhuần rồi thì mỗi người đều hạq uyết tâm ra sức đi phục vụ dân công hỏa tuyến Điện Biên Phủ".

Trong suốt chiến dịch, sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt của Đảng thể hiện ở nhiều quyết định quan trọng, trong đó có việc Đảng ủy Mặt trận đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến trong toàn chiến dịch. Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, khi địch còn chưa mạnh, cơ quan tham mưu đã đề nghị phương châm tác chiến là "đánh nhanh, giải quyết nhanh", dốc toàn lực đánh trong 3 đêm, 2 ngày để nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Tuy nhiên, quá trình theo dõi tình hình thực tế, khi biết quân địch đã bổ sung thêm lực lượng với quân số lên tới hơn 16.000 người, sáng ngày 26/1/1954, tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở hang Huổi He, bản Nà Tấu, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của mình, đó là chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Long, nguyên Viện phó Viện lịch sử quân sự Việt Nam

Quyết định thay đổi phương châm tác chiến đã nhanh chóng được quán triệt từ Đảng ủy Chiến dịch đến các tổ chức Đảng, các đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và từng cán bộ, đảng viên. Trên cương vị Bí thư đảng uỷ, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tập thể Ðảng ủy Mặt trận đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ, xây dựng quyết tâm, giải quyết những vấn đề chính trị tư tưởng phát sinh trong quá trình chuẩn bị và chiến đấu, tạo nên khối đoàn kết thống nhất trên toàn mặt trận. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Long, nguyên Viện phó Viện lịch sử quân sự Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi cho rằng đó là quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử, đó là chìa khóa để mở cánh cửa thành công đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ".

Chiến dịch Điện Biên Phủ tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên, bởi vậy, đây là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, và sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguồn động lực tinh thần vô tận của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay- Ảnh 4.

Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên bày tỏ: "Chúng tôi cho rằng tinh thần đoàn kết, thống nhất, tự tin là quan trọng nhất. Từ trên xuống dưới đồng sức đồng lòng, từ Tổng tư lệnh, Tư lệnh chiến dịch, Chính uỷ, Đại đoàn, đến cán bộ chiến sỹ, tổ 3 người… Đi đến đâu cũng khí thế và một tinh thần đoàn kết lập công, đó là tinh thần không thể tách rời làm nên chiến thắng".

Ngày 7/5/1975, lá cờ quyết chiến, quyết thắng đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ -cát- tơ- ri, báo hiệu sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trực tiếp đưa đến việc Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954 về chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Đông Dương; đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của Nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Bắc nước ta, tạo điều kiện xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, vững mạnh cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay- Ảnh 5.

Đã 70 năm trôi qua, nhưng âm hưởng hào hùng, ý nghĩa trọng đại và những bài học lịch sử giá trị của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi, tiếp thêm sức mạnh, nguồn động lực cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước tiến lên trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn mới hiện nay, vận dụng bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng; gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từ đó, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Nguồn: Chuyên mục Đảng trong cuộc sống ngày 7/5/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hà Trung: 100 học viên hoàn thành lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Khóa III năm 2025

Hà Trung: 100 học viên hoàn thành lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Khóa III năm 2025

10:13 , 06/04/2025

Trung tâm Chính trị huyện Hà Trung vừa Lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khoá 3/2025 cho 100 quần chúng ưu tú của Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025

23:05 , 14/03/2025

Sáng 14/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới

07:00 , 26/02/2025

Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.


Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế

18:52 , 24/02/2025

Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng

16:02 , 22/02/2025

Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.

17:05 , 07/02/2025

Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"

16:49 , 07/02/2025

Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"

16:29 , 06/02/2025

Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

08:37 , 03/02/2025

Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

06:50 , 03/02/2025

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.