Các huyện miền núi phát triển du lịch
Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngoài việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, tạo nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền và người dân các huyện miền núi Thanh Hóa đã từng bước khôi phục lại các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể truyền thống của dân tộc Thái, Mường như: những nếp nhà sàn truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, ....
Nhiều địa phương đã xây dựng được các đội văn hóa, văn nghệ dân gian chuyên nghiệp để phục vụ du khách.
Chị Hà Thị Tuyết, đội văn nghệ dân gian xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhờ có du lịch về quê hương, chúng tôi mang nét đẹp văn hóa cho du khách biết đến bản sắc dân tộc. Có những lần khách đông, chúng tôi có có tận 4-5 lượt phục vụ, nhờ đó cải thiện được kinh tế cho chị em".
Từ đầu năm đến nay, hàng chục lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được tổ chức trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh, như: lễ hội đình Thi (huyện Như Xuân), lễ hội Mường Xia (huyện Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa), lễ hội Mường Khô (huyện Bá Thước)... với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc, thu hút hàng vạn du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Đây được xem là điểm nhấn trong nỗ lực đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch tại các huyện miền núi của tỉnh.
Ông Vũ Duyên Hồng, phụ trách phòng Văn hóa và thông tin huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong đề án phát triển du lịch đến năm 2030, huyện Cẩm Thủy đưa vào cụ thể chương trình đặc biệt hoạt động bảo tồn văn hóa. Khi du khách đến có nhu cầu, chúng tôi tổ chức các đội văn nghệ của dân tộc Mường, dân tộc dao. Đây là những tiết mục đặc sắc của địa phương".
Nét độc đáo, khác biệt trong văn hóa bản địa là yếu tố khơi dậy niềm yêu thích, đam mê khám phá, tạo không gian trải nghiệm đáng nhớ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Các hoạt động văn hóa cũng mang đến sự thân thiện, hiếu khách, tạo ấn tượng tốt đẹp cho mỗi du khách khi đến với miền núi Thanh Hoá. Chính nhờ có du lịch, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số đã được khôi phục và phát huy.
Ngành du lịch hưởng lợi sau 1 năm nới rộng chính sách visa
Từ ngày 15/8/2023, Việt Nam đã nới lỏng chính sách thị thực dành cho du khách quốc tế với thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày nâng lên 90 ngày với số lần nhập cảnh, xuất cảnh không giới hạn. Công dân 13 nước được Việt Nam miễn thị thực sẽ tăng thời gian tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày. Qua một năm triển khai, chính sách visa đã thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng ngành du lịch của Việt Nam.
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Vĩnh Lộc
Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2/9 của người dân cả nước, ngày 2/9, xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, con em xa quê và du khách.
Các khu du lịch biển thu hút đông khách dịp lễ
Trong dịp nghỉ lễ này, thời tiết nắng nhẹ, khá thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch. Các khu du lịch biển vẫn là điểm đến thu hút đông đảo du khách.
Sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, các địa phương trên địa bàn huyện Thạch Thành đồng loạt tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, trải nghiệm.
Kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống Âm nhạc Việt Nam
Sáng ngày 1/9, Ban âm nhạc - Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã phối hợp với Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa tổ chức chương trình ca nhạc “Khát vọng Xứ Thanh” kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống âm nhạc Việt Nam (03/09/2010 - 03/09/2024).
Thanh Hóa: Các khu điểm du lịch thu hút khách
Hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thanh Hóa thu hút rất nhiều Nhân dân và du khách. Các khu điểm du lịch có các dịch vụ vui chơi, giải trí, lượng khách càng lớn hơn.
Triển lãm Mỹ thuật Bắc miền Trung - Điểm tham quan dịp nghỉ lễ 2/9
Triển lãm Mỹ thuật Khu vực IV, Bắc miền Trung lần thứ 29 đang diễn ra tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ - Quảng cáo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Đây là một điểm đến trong dịp nghỉ lễ 2/9.
Phát huy vai trò của Nhân dân trong gìn giữ văn hóa truyền thống
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú… Những năm qua, việc bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc đã được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Vai trò của chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình đã được phát huy.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám
Tối 30/8, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ và trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hoá
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 30/8, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa 1930-2020” và tổng kết, trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.