Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Lễ hội Sết Booc Mạy là lễ hội truyền thống của dân tộc Thái xã Cán Khê, huyện Như Thanh. Sau thời gian dài bị mai một, được sự quan tâm của ngành văn hóa các cấp và chính quyền địa phương, nhiều nghệ nhân dân gian và người dân trong thôn, xã Cán Khê đã tích cực tham gia khôi phục đầy đủ phần lễ và phần hội. Với giá trị văn hóa đặc sắc, giàu tính nhân văn, Lễ hội Sết Boóc Mạy của đồng bào Thái xã Cán Khê được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: "Nhận thức rõ giá trị, ý nghĩa của lễ hội, trong thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tốt với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản tỉnh, Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh, để tuyên truyền hướng dẫn Nhân dân tiếp tục tập luyện, giữ gìn, bảo tồn di sản".
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách bài bản, khoa học, trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã triển khai sưu tầm, nghiên cứu để hệ thống hóa các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc nhất của 6 dân tộc thiểu số gồm: Thái, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú, Thổ. Trong đó tập trung vào việc sưu tầm chữ viết, văn học nghệ thuật, các loại hình diễn xướng dân gian, lễ hội, tín ngưỡng, trò chơi dân gian... Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ liên thế hệ khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa chia sẻ: "Học và thổi khèn bè cũng là một trong những bản sắc của người Thái. Trong năm nay, thực hiện chương trình bảo tồn khèn bè của ngành văn hóa, tôi và các thành viên trong Câu lạc bộ đã sưu tầm và bảo lưu được nhiều điệu khèn cổ của người Thái. Những tiết mục này đặc sắc cả về âm thanh và nghệ thuật diễn xướng dân gian. Đây là cơ sở để các thành viên trong câu lạc bộ hướng dẫn, trao truyền cho thế hệ trẻ".

Ngành văn hóa tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương mở các lớp ngắn hạn để truyền dạy chữ viết cho đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Thái... Đồng thời lựa chọn các phong tục tập quán, diễn xướng dân gian, văn hóa văn nghệ đặc sắc của mỗi dân tộc để phục dựng đầy đủ, chi tiết như: múa rùa của dân tộc Dao, hát múa Chậm đò ho của dân tộc Thổ, biểu diễn khèn bè của dân tộc Thái, Mông, múa trồng bông dệt vải của dân tộc Mường, hát Tơm của dân tộc Thổ... Các tiết mục này đã được phổ biến, trao truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng như giới thiệu, quảng bá cho khách du lịch muôn phương.

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa
Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chương trình nhằm khích lệ đồng bào dân tộc trong việc tham gia bảo tồn văn hóa. Từ đó cũng kêu gọi các nhà nghiên cứu chung tay bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, thông qua chương trình cũng nhằm nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện miền núi có trách nhiệm thu hút, tập hợp các nghệ nhân, người cao tuổi để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở".
Kết quả công tác sưu tầm, tổng hợp và phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi Thanh Hóa đã góp phần nâng cao nhận thức cho người người dân về lưu giữ, phổ biến văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Đây cũng là cơ sở qua trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu về các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hóa dân tộc thiểu số trong tỉnh.


Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.

Bản tin Văn hóa 30/6/2025
Bản tin Văn hóa 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - UNESCO cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - Sắp hoàn thành Cung Văn hóa Thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP. Thanh Hóa - Dệt thổ cẩm - dệt hồn văn hóa nơi non cao
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.