Về thăm Chiến khu Ba Đình
Nga Sơn – một miền quê cổ tích xinh đẹp của xứ Thanh với sông nước hữu tình, con người chăm chỉ, thông minh, hiền lành, chất phác. Nhắc đến Nga Sơn là nhắc đến sự tích dưa hấu đỏ Mai An Tiêm. Và nhắc đến Nga Sơn, ta cũng không thể không nhắc tên Ba Đình – để một lần nữa ôn lại một phần lịch sử oai hùng của người dân nơi đây cũng như của cả dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, phát huy thế trận lòng dân và tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân Ba Đình, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, quân và dân trong tỉnh đã nêu cao tinh thần quật khởi, khối đại đoàn kết toàn dân, vừa phục vụ chiến đấu vừa tham gia chiến đấu bảo vệ hậu phương lớn Thanh Hóa, đồng thời đóng góp cao nhất sức người, sức của, cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ngày 18/12/1886, Pháp bắt đầu tiến hành các đợt tấn công vào Ba Đình với quân số có lúc lên tới hơn 5000 tên cùng hỏa lực mạnh nhằm bóp chết nhanh chóng căn cứ kháng chiến này. Lực lượng trong căn cứ Ba Đình dù quân số ít, trang bị vũ khí thô sơ nhưng với quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh đã đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, làm thất bại các cuộc tiến công, vây hãm của kẻ thù có quân đông và được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại.
Mặc dù không dành được chiến thắng nhưng cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã trở thành niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với các thế hệ người dân Nga Sơn, người dân Thanh Hóa nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đi qua hai cuộc vệ quốc vĩ đại cũng như phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Thượng tá Trịnh Xuân Đắc, Nguyên Cán bộ Chính trị - Tổng Cục Chính trị
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay Nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Cũng bởi ý nghĩa lịch sử to lớn ấy, tên gọi chiến khu Ba Đình – Thanh Hóa đã được đặt tên cho quảng trường mới giữa thủ đô Hà Nội, tại đây ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.
Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025
Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.
Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.