Về với Mường Đeng
Vùng cao xứ Thanh có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc, có thể kể đến như: Lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa), lễ hội Mường Xia ( huyện Quan Sơn), lễ hội Bàn Bù (huyện Ngọc Lặc ), lễ hội Đình Thi (huyện Như Xuân)... Và không thể không kể đến là lễ hội Mường Đeng - lễ hội truyền thống đặc sắc ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh.
Từ thị trấn Lang Chánh đi lên theo tuyến đường biên giới khoảng 30 km, chúng ta sẽ đến với xã Yên Thắng - vùng đất cổ của người Thái đen Thanh Hóa và là nơi gắn liền với lễ hội Mường Đeng.
Nghệ nhân Lò Viết Lâm, bản Ngàm Pốc, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngày xưa ở đây là đất đỏ, không ai đến, chim muông cũng không đến vì nơi đây đất rất cằn cỗi. Sau này mới có con người đến chinh phục, Mường Đeng trở thành nơi trù phú. Bà con đến ngày càng đông, chim muông cũng dần kéo tổ về đây".
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 10 dương lịch, lễ hội Mường Đeng lại được tổ chức, thu hút đông đảo người dân tham gia. Lễ hội nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em; quảng bá tiềm năng, thế mạnh, những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Yên Thắng; kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân.
Điểm nổi bật khi về với lễ hội Mường Đeng tại xã Yên Thắng là ngoài được hòa mình vào không gian của lễ hội với những trò chơi dân gian độc đáo, những hoạt động thể dục - thể thao thì du khách còn được trải nghiệm, khám phá danh thắng ruộng bậc thang ở bản Peo, bản Ngàm Pốc; được check-in với những guồng nước bên cầu treo dọc suối Ngàm và được tìm về với những bản làng người Thái bên nếp nhà sàn truyền thống xinh đẹp ẩn hiện giữa núi rừng bao la.
Về với lễ hội vùng cao thì chắc chắn du khách không thể bỏ qua những gian hàng rực rỡ sắc màu, nơi trưng bày các sản phẩm truyền thống của bà con, như: thổ cẩm, mây tre đan, nông sản… và được thưởng thức văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào Thái nơi mảnh đất Yên Thắng.
Chị Phạm Thị Nhung, Du khách đến từ huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Mình ở Quan Sơn sang. Hôm nay, biết có lễ hội nên sang đây chơi. Mình thấy không khí rất náo nhiệt, trang phục rất đẹp, có rất nhiều gian hàng bán đồ đặc sản của miền núi".
Điểm nhấn độc đáo nhất của lễ hội Mường Đeng chính là việc địa phương và người dân vẫn duy trì tổ chức lễ hội Chá Mùn. Chá Mùn là một trong những lễ hội tín ngưỡng dân gian đặc sắc, tiêu biểu nhất của người Thái đen ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh. Lễ hội gồm nghi lễ mời Pó Then và linh hồn các thầy mo Mùn quá cố, gọi vía người bệnh về tham dự; đón người cai quản địa phương, khách tham dự; tổ chức các trò chơi, trò diễn, tiễn Pó Then, các linh hồn mo Mùn trở về Mường trời... Lễ hội Chá Mùn được xem là cầu nối người dân trong bản, trong mường đoàn kết, vui tươi, phấn khởi, thi đua sản xuất, xây dựng bản làng no ấm.
Hàng chục năm về trước, do biến cố của lịch sử, lễ hội Chá Mùn bị lãng quên. Năm 2017, được sự quan tâm của Nhà nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Lang Chánh phục dựng thành công lễ hội này. Từ năm 2018 đến nay, lễ hội Chá Mùn được phục dựng với quy mô cấp xã, nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng dân gian tốt đẹp của người Thái. Với giá trị nhân văn sâu sắc, tháng 8/2024, Lễ hội Chá Mùn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Lễ hội Mường Đeng năm nay khép lại với những dư âm tốt đẹp, để lại những ấn tượng khó phai mờ đối với du khách và người dân vùng cao Yên Thắng. Đến với lễ hội Mường Đeng, đồng bào các dân tộc được cùng hội tụ giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, khơi dậy niềm tự hào truyền thống văn hóa, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, góp phần giáo dục ý thức, trách nhiệm cho các thế hệ trẻ trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về nơi cửa ngõ xứ Thanh
Nằm ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, thuộc thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Đền Rồng - Đền Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hai ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính, trang nghiêm mà còn bởi giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Di tích này sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.