ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vì sao đề xuất đưa hộ kinh doanh vào Luật?

Hiện có hai luồng ý kiến trước đề xuất đưa các quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, thảo luận và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9.

25/05/2020 09:44

 

Theo đề xuất của Chính phủ, quy định về hộ kinh doanh được hoàn thiện trên cơ sở quy định hiện hành; không quy định thêm thủ tục hành chính mới. - Ảnh minh họa
Theo đề xuất của Chính phủ, quy định về hộ kinh doanh được hoàn thiện trên cơ sở quy định hiện hành; không quy định thêm thủ tục hành chính mới. - Ảnh minh họa

 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, loại ý kiến thứ nhất nhất trí đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vì nội dung quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật dựa trên cơ sở luật hóa tối đa các quy định đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và năm 2014 đã có điều khoản quy định về hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định chi tiết. Do đó, xét về bản chất thì việc quy định một Chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật chỉ là việc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định chung đã có về hộ kinh doanh. Ngoài ra, việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo Luật sẽ có tác động tích cực, xóa bỏ hạn chế về thương quyền và nâng cao địa vị pháp lý của hộ kinh doanh.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định nội dung hộ kinh doanh vào dự thảo Luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh vì xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cần phải được điều chỉnh bởi luật, chứ không thể quy định bằng nghị định.

Với những ý kiến tán thành bảo lưu quan điểm đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật, thì việc luật hóa quy định hộ kinh doanh sẽ có lợi cho cả hộ kinh doanh và nền kinh tế, đặc biệt là sẽ khơi thông nguồn lực để đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội và không chồng chéo với các luật khác. Nếu làm luật riêng về hộ kinh doanh thì kéo dài thêm mấy năm nữa, trong khi luật hóa ngay thì có lợi cho nền kinh tế, nên không nhất thiết phải cầu toàn.

Theo nhiều chuyên gia, việc chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp không phải là mới. Vấn đề hộ kinh doanh đã được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 và buộc phải đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Trong cả 3 Luật Doanh nghiệp (1999, 2005, 2014) đều quy định cụ thể định danh loại hình này dưới tư cách một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc hộ kinh doanh là một loại hình hoạt động hợp pháp, bình đẳng với các loại hình khác như doanh nghiệp tư nhân.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước hiện có khoảng trên 5,5 triệu hộ kinh doanh, ước tính tổng tài sản khoảng trên 655 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng trên 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, nộp 12.362 tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7,945 triệu lao động.

Với quy mô hàng triệu hộ sản xuất kinh doanh, không thể phủ nhận bộ phận hộ kinh doanh cá thể cùng với đội ngũ doanh nghiệp đã, đang giữ vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào việc tạo công ăn việc làm, cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế. Vì vậy, nếu đối tượng này đưa vào luật sẽ nâng cao chất lượng lao động, tạo sự chính xác, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các loại hình kinh doanh... Hơn nữa, việc chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân khi giao dịch với khách hàng và khi mở rộng kinh doanh sẽ có cơ sở để vay vốn ngân hàng và mở rộng đối tác kinh doanh.

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cả hai loại ý kiến nên và chưa nên luật hoá hộ kinh doanh đều có lý. Tuy nhiên, nếu làm luật riêng thì mất ít nhất 3 năm, còn đưa thành một chương của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thì chỉ có lợi cho hộ kinh doanh mà thôi. Đó là sẽ khẳng định định danh cho loại hình của hộ kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho các họ và áp dụng được các chương trình hỗ trợ.

Việc đưa hộ kinh doanh vào luật cũng bãi bỏ một số rào cản đang cản trở hoạt động của các hộ để hoạt động có hiệu quả hơn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân tốt hơn và không phát sinh các thủ tục hành chính. Tác dụng nữa được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh là sẽ tạo động lực thúc đẩy các hộ kinh doanh có đủ điều kiện hoạt động động theo loại hình doanh nghiệp thì phải chuyển thành doanh nghiệp.

Quy định hiện hành là hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá 10 lao động, nhưng thực tế có nhiều hộ kinh doanh có quy mô rất lớn, đã có hộ sử dụng hàng trăm lao động, doanh thu hàng ngàn tỷ mà vẫn khoán thuế, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Phù hợp thông lệ quốc tế

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng khẳng định tán thành với phương án của Chính phủ về việc đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp lần này.

Ở các nền kinh tế trên thế giới, các cá nhân kinh doanh hoặc các thành viên trong gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, như mở cửa hàng tạp hoá, cơ sở dịch vụ, các cửa hàng ăn uống nhỏ… thường chọn hình thức doanh nghiệp một chủ để khởi nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp một chủ chiếm tới trên 60% trong tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế thế giới. Ở Mỹ, các doanh nghiệp một chủ cũng chiếm tới 73% trên tổng số doanh nghiệp có đăng ký.

Tại Việt Nam, số doanh nghiệp đăng ký dưới loại hình doanh nghiệp một chủ (doanh nghiệp tư nhân) chiếm tỷ lệ rất nhỏ (7-8%). Nếu cộng cả 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký vào số doanh nghiệp tư nhân, thì tổng số doanh nghiệp một chủ, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam chiếm 77 - 78% tổng số doanh nghiệp. Tỷ lệ này tương đồng với tỷ lệ doanh nghiệp một chủ tại các quốc gia khác trên thế giới.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, phương án trình của Chính phủ có ưu điểm là có thể chấp nhận thực tế hiện nay là pháp luật trong nhiều lĩnh vực vẫn có quy định áp dụng riêng giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp như pháp luật thuế, pháp luật về điều kiện kinh doanh, pháp luật về thanh tra kiểm tra và hộ kinh doanh không phải áp dụng các quy định quản lý chặt chẽ như với doanh nghiệp. Chúng ta sẽ không phải điều chỉnh nhiều về hệ thống pháp luật.

“Dù theo phương án nào, thì cũng phải nhấn mạnh rằng, việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp không phải là ép các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp, cũng không phải để áp đặt các nghĩa vụ quản trị và thủ tục hành chính nặng nề lên các hộ kinh doanh, càng không phải để tăng số lượng doanh nghiệp cho đẹp sổ sách, báo cáo”, ông Lộc nhấn mạnh.

Rất cần lưu ý rằng, ngân hàng hiện không coi hộ kinh doanh là chủ thể có thể tiếp cận tín dụng; cơ quan thuế cũng thực hiện thu thuế thông qua cá nhân chủ hộ kinh doanh, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không quy định hộ kinh doanh là đối tượng thụ hưởng. Hộ kinh doanh cũng đang bị thiệt thòi trong tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Vì vậy, đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sẽ chỉ mang lại lợi ích cho các hộ kinh doanh, chứ không gây bất kỳ tác động bất lợi nào.

Tạo điều kiện cho hộ kinh doanh tiếp cận ưu đãi

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, thực tế, những giới hạn về quyền kinh doanh của hộ kinh doanh rất khó kiểm soát. Thực trạng trên khiến hộ kinh doanh luôn ở thế rủi ro, thậm chí luôn trong thế có thể vi phạm pháp luật. Việc hộ kinh doanh quy mô rất lớn nhưng chỉ nộp thuế khoán khá phổ biến. Hệ quả, không có đối tác, bên thứ 3 nào cảm thấy an tâm khi làm việc với mô hình này.

“Có doanh nghiệp đặt vấn đề, ngay cả khi họ chọn làm ăn với hộ kinh doanh tuân thủ các quy định về quyền kinh doanh, nhưng cũng không chắc chắn hộ sẽ hoạt động ổn định lâu dài, vì chỉ cần có một đơn hàng lớn, họ sẽ phải tuyển người và như vậy sẽ vi phạm giới hạn về số lao động. Rõ ràng, pháp luật đang không ủng hộ loại hình kinh doanh này, đó cũng là một sự lãng phí nguồn lực xã hội”, ông Hiếu nói.

Đặc biệt, mặc dù được nhắc đến trong Luật Doanh nghiệp 2014, nhưng hộ kinh doanh gần như “vô hình” với các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư, kinh doanh hiện hành.

Xóa bỏ hạn chế về quyền kinh doanh là phương án mà Dự thảo Luật Doanh nghiệp  (sửa đổi) đang trình Quốc hội, để đảm bảo hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh được pháp luật bảo hộ, có địa vị pháp lý rõ ràng và quan trọng là tạo cơ sở để 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh có cơ sở mở rộng, minh bạch hóa hoạt động ngay đầu năm 2021, thời điểm dự kiến có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu giải thích, các cơ chế và quy định khác áp dụng đối với hộ kinh doanh, như thuế, kế toán… không thay đổi so với quy định hiện tại. Hay có thể nói, quy định về hộ kinh doanh được hoàn thiện trên cơ sở quy định hiện hành; không quy định thêm thủ tục hành chính mới; các hộ kinh doanh đã và đang hoạt động không phải đăng ký lại, không phải đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp.

Mục tiêu là xóa những bất cập của quy định hiện hành đối với hộ kinh doanh, đảm bảo tương thích với quy định của Bộ luật Dân sự, nhưng cũng tôn trọng quyền tự do lựa chọn loại hình, mô hình kinh doanh của thị trường, người kinh doanh.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

18:55 , 25/09/2024

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm. Qua đó giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.

Thanh Hóa: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6,55% so với cùng kỳ

Thanh Hóa: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6,55% so với cùng kỳ

18:55 , 25/09/2024

9 tháng năm 2024, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm và giá lợn hơi, gia cầm tăng trở lại; dịch bệnh động vật được kiểm soát tốt là tín hiệu tích cực đối với ngành chăn nuôi của Thanh Hóa.

Phát triển chăn nuôi theo nhu cầu thị trường

Phát triển chăn nuôi theo nhu cầu thị trường

18:08 , 25/09/2024

Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi. Để chăn nuôi bền vững, những năm gần đây, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiêu thụ thuận lợi hơn, hạn chế được tình trạng cung vượt cầu.

9 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách gần 42.700 tỷ đồng

9 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách gần 42.700 tỷ đồng

18:07 , 24/09/2024

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 9 tháng năm 2024 ước đạt gần 42.700 tỷ đồng, bằng 120% dự toán và tăng 44,7% so với cùng kỳ.

Cước vận tải biển giảm giúp xuất khẩu tăng mạnh

Cước vận tải biển giảm giúp xuất khẩu tăng mạnh

18:03 , 24/09/2024

Hiện nay, giá cước vận tải biển thế giới đã giảm trên tất cả các tuyến, mạnh nhất là trên tuyến châu Á đi Bờ Tây nước Mỹ, tuyến Châu Âu với mức giảm khoảng 20-30% so với trước đây. Mức giá ở các tuyến vận tải khác cũng giảm khoảng từ 15-25%. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đón cơ hội tăng trưởng vào cuối năm.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão số 3

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão số 3

17:55 , 24/09/2024

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường

09:36 , 24/09/2024

Bộ Công Thương tổ chức phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024. Việc đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường thực hiện theo cam kết của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về quản lý hạn ngạch thuế quan hàng nhập khẩu.

Khoảng 100 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Khoảng 100 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

09:14 , 24/09/2024

Dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ lên tới khoảng 100.000 tỷ đồng với 85.000 khách hàng bị ảnh hưởng.

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành bán lẻ

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành bán lẻ

08:07 , 23/09/2024

Đến nay, tỉ trọng thương mại điện tử trên tổng bán lẻ của Việt Nam chỉ chiếm 8%, trong khi đó trung bình thế giới là 19,4%. Kết quả này cho thấy tiềm năng phát triển thương mại điện tử ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn còn rất nhiều.

Xuất khẩu gạo vượt 4 tỷ USD

Xuất khẩu gạo vượt 4 tỷ USD

08:06 , 23/09/2024

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo các loại, thu về 4,06 tỷ USD.