Việt Nam nằm trong top 5 nước nhận đầu tư lớn nhất Thế giới mảng công nghệ
Theo báo cáo của tổ chức uy tín HolonIQ, Việt Nam nằm trong 5 nước có những thương vụ đầu tư lớn nhất thế giới vào đào tạo trực tuyến năm 2018, xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và ngang hàng với Pháp. Thương vụ được vinh dự nhắc đến là khoản đầu tư 50 triệu USD vào Topica Edtech Group.
![]() |
Hội nghị đầu tư công nghệ hàng đầu châu Á hé lộ chiến lược của các tập đoàn công nghệ lớn nhất
Ngày 22-23/05/2019, đại diện Topica Edtech Group đã được mời chia sẻ trước gần 200 nhà đầu tư tại TechNet, hội nghị đầu tư công nghệ hàng đầu châu Á do ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tổ chức tại Hồng Kông. Ông Phạm Minh Tuấn, CEO Topica cùng với các diễn giả nổi bật khác như bà Maggie Wu, Phó tổng giám đốc tập đoàn Alibaba, ông Ming Maa, Chủ tịch tập đoàn Grab đã chia sẻ những thông tin về tiềm năng của các ngành công nghệ trước đại diện của các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới. Các công ty được trân trọng mời chia sẻ ở hội nghị là các tập đoàn công nghệ trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ USD, hoặc các startup có tiềm năng trở thành "startup tỷ đô" (Unicorn) trong vài năm tới.
Ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Goldman Sachs cho biết, họ đã thiết tha mong muốn Topica đến chia sẻ với tư cách là doanh nghiệp nhận được khoản đầu tư lớn nhất Đông Nam Á trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến. Quy mô vốn của Topica bỏ xa gấp 10 lần các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Thị trường Việt Nam cũng như giáo dục trực tuyến là những lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro. Những kinh nghiệm của Topica sẽ có ý nghĩa sống còn cho các tập đoàn đầu tư và các tập đoàn công nghệ muốn tham gia vào mảng này.
Theo ông Phạm Minh Tuấn, một trong những thách thức lớn nhất đối với Topica là thu hút nhân tài cho quá trình mở rộng sang Mỹ, Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan và phục vụ cho hơn 2 triệu học viên đã đóng phí trên toàn cầu. Đơn cử như để xây dựng được đội ngũ hơn 200 nhân viên người Thái và gần 1.000 giảng viên chỉ ở riêng văn phòng Bangkok, Topica đã phải triển khai rất nhiều các chương trình thu hút nhân tài quản lý và chuyên gia công nghệ. Chương trình "Founder In Residence" và "Future Chief Technology Officer" học tập kinh nghiệm của các tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Silicon Valley, chương trình "Future CEOs" và nhiều chương trình khác lấy cảm hứng từ các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, P&G hay các ngân hàng hàng đầu thế giới như Citibank, Goldman Sachs.
Topica cùng với các tập đoàn công nghệ dẫn đầu như Facebook, Google, Amazon tổ chức các sự kiện "AI Edtech Asia Hackathon" hàng năm, thu hút các tài năng công nghệ quốc tế tham gia xây dựng các giải pháp trí tuệ nhân tạo cho giáo dục. Đội ngũ nhân sự quản lý hùng hậu cùng với hơn 250 chuyên gia công nghệ đến từ các chương trình trên đang làm việc tại Topica đã làm chủ những công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR/AR), rô bốt (Robotics), học tập thích ứng (Adaptive Learning), công nghệ nhận dạng cảm xúc (Emotion Detection), góp phần đưa những chương trình đào tạo chất lượng cao đến hàng triệu học viên trên thế giới.
Thương mại điện tử có còn là điểm nóng trên bản đồ đầu tư?
Bên cạnh giáo dục trực tuyến, nhiều lĩnh vực nóng khác cũng thu hút sự quan tâm của hội nghị, như thương mại điện tử (E-commerce), công nghệ chiều sâu (deeptech) v.v.
Theo chia sẻ của bà Maggie Wu, Phó tổng giám đốc Alibaba, tập đoàn này sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược đầu tư mạnh vào 3 lĩnh vực. Thứ nhất, không ngừng gia tăng quy mô khách hàng, chinh phục các thị trường quốc tế trong đó có Đông Nam Á. Thứ hai, mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ, các kênh phân phối không chỉ Online mà cả Offline. Thứ ba, phát triển các công nghệ mới nhất như nhận diện khuôn mặt (face recognition), cá nhân hóa (personalization), thuật toán giới thiệu sản phẩm (recommendation)...
Cảm nhận được sức hấp dẫn của thị trường đầu tư công nghệ và startup Việt Nam, từ 10-12/6/2019, hơn 100 nhà đầu tư quốc tế đã tham dự hội thảo đầu tư mạo hiểm Vietnam Venture Summit tại Hà Nội và TPHCM, do Bộ KHĐT và Bộ KHCN chủ trì. Các nhà đầu tư đã cam kết dành 10.000 tỷ đồng cho các startup công nghệ Việt trong 3 năm tới.
Theo Dân trí
Đọc thêm

Hơn 44.800 tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến id.vn
Tên miền id.vn là không gian tên miền mới, dành riêng cho cá nhân, với ý nghĩa thể hiện bản sắc cá nhân trên không gian mạng. Tính đến hết ngày 15/4/2025, đã có 44.800 tên miền id.vn được cấp, tăng 132% so với cùng kỳ tháng 4 năm ngoái.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.