Việt Nam tích cực thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em
Xác định trẻ em là tương lai của đất nước, nên ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng và Nhà nước đã xác định trẻ em là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong hoạch định các thể chế, chính sách liên quan nhằm thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam về quyền con người, không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, giới tính. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên lĩnh vực này một lần nữa đã khẳng định rõ các luận điệu về nhân quyền của các thế lực thù địch chỉ là chiêu bài xuyên tạc lỗi thời nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận vai trò của Đảng và Nhà nước ta.
Quan điểm của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc khẳng định rõ: Mọi trẻ em có quyền sống còn và phát triển, quyền được học tập, quyền được hưởng cơ hội bình đẳng trong cuộc sống, cũng như nắm bắt mọi cơ hội đến với các em. Tại Việt Nam, mọi chính sách về trẻ em được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: Không phân biệt đối xử với trẻ em; Tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội; Dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em và Trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp để hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Như vậy các nguyên tắc này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn đời sống của Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam theo từng giai đoạn với mục tiêu tổng quát là xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống của trẻ. Trong đó phổ cập giáo dục để đảm bảo quyền được học tập cho các em là một trong những nội dung trọng tâm.
Tại Thanh Hóa, tính đến hết tháng 5/2023, toàn tỉnh có 960.281 trẻ em dưới 16 tuổi. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo đúng độ tuổi đạt 96%; tỷ lệ đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 100%.

Đáng chú ý môi trường học tập của các em ở mọi cấp học được cải thiện liên tục, vừa đảm bảo tiêu chí về cơ sở vật chất, vừa nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng đồng thời phải giảm bớt áp lực, không tạo gánh nặng thành tích để với mỗi trẻ em, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Em Nguyễn Minh Thư, học sinh trường Tiểu học Điện Biên 1, thành phố Thanh Hóa rất phấn khởi cho biết: "Em rất yêu quý ngôi trường của em, vì ở đây lúc nào em cũng được các thầy cô giáo chỉ bảo nhẹ nhàng, trường còn xanh sạch đẹp, nhiều hoạt động ngoại khóa rất vui". Em Nguyễn Thùy Dương, trường THCS thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy cũng cho biết: "Chúng em đến trường được các thầy cô quan tâm chăm sóc, học tập có gì chưa hiểu thì có thể hỏi thầy cô, bạn bè, để cùng tiến bộ".
Nhìn thẳng vào thực tế, mặc dù Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận về kinh tế, nhưng xuất phát điểm thấp cùng với những tổn hại nặng nề sau 2 cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ đã khiến nguồn lực đầu tư công còn nhiều hạn chế. Để tháo gỡ nút thắt này, Đảng và Nhà nước ta đã mở cửa khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy thành phần này đầu tư vào đa dạng lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục.

Việc phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập không chỉ là động lực khiến khu vực giáo dục công lập phải chuyển mình đổi mới, mà còn mở rộng cơ hội học tập cho nhiều đối tượng học sinh ở nhiều khu vực, đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục ngang bằng giữa các em. Và dù là trường công hay trường tư, quan điểm nhất quán của ngành Giáo dục luôn là xây dựng trường học an toàn, văn minh và thân thiện với học sinh, trao cho các em quyền được lắng nghe và được đồng hành.
Về công tác bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em được Việt Nam bảo vệ thông qua hệ thống pháp lý khá toàn diện và cụ thể, từ Hiến pháp (Điều 37) và các đạo luật triển khai quy định của Hiến pháp như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... cho đến các văn bản dưới luật. Ở cấp địa phương, các chương trình hành động bảo vệ trẻ em được UBND tỉnh/thành phố ban hành phù hợp với thực tiễn ở địa phương đó.
Thanh Hóa có gần 2% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 13% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra do đặc thù địa lý và văn hóa, môi trường sống của trẻ em vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn như tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, nguy cơ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục. Do đó các hoạt động bảo vệ trẻ em tại Thanh Hóa tập trung vào việc giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn với trẻ, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Tính từ năm 2021 đến hết tháng 5/2023, tổng kinh phí chi cho hoạt động bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa là hơn 60 tỷ đồng.

Điều 11 Luật Trẻ em quy định: "Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em". Năm 2023, tháng hành động vì trẻ em được phát động trên toàn quốc với chủ đề "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em".
Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
Với quan điểm và chính sách nhất quán, rõ ràng, Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã và đang đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em. Các hoạt động vì trẻ em ngày càng được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực. Những thực tế này là minh chứng rõ ràng nhất, đập tan mọi luận điệu phủ nhận giá trị của các chính sách bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Hà Trung: 100 học viên hoàn thành lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Khóa III năm 2025
Trung tâm Chính trị huyện Hà Trung vừa Lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khoá 3/2025 cho 100 quần chúng ưu tú của Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025
Sáng 14/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.