Vĩnh Long: Cảm phục "bà ngoại" điều trị miễn phí cho gần 5.000 trẻ bại não
Gần 80 tuổi nhưng bác sĩ Nguyễn Ngọc Điểu – chủ cơ sở "Phục hồi chức năng cho trẻ bại não Ngọc Điểu" ở TP.Vĩnh Long vẫn ngày ngày điều trị bệnh miễn phí cho hàng ngàn trẻ bại não, khuyết tật vận động bẩm sinh. Ngoài ra, bác sĩ Ngọc Điểu còn giúp hàng chục ngàn gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Những ngày cuối tháng 11, PV Dân Trí đã tìm đến cơ sở “Phục hồi chức năng cho trẻ bại não Ngọc Điểu” (phường 4, TP.Vĩnh Long) gặp Bác sĩ Nguyễn Ngọc Điểu (77 tuổi), người thành lập cơ sở phục hồi chức năng và hỗ trợ điều trị miễn phí cho gần 5.000 trẻ bại não có hoàn cảnh khó khăn. Chính nghĩa cử cao đẹp này, bác sĩ Ngọc Điểu được mọi người ví như “bà tiên” hay được gọi bằng cái tên thân thương là “bà ngoại” của các trẻ bại não.
![]() |
Lấy tiền tiết kiệm lập cơ sở điều trị trẻ bại não…
Qua tìm hiểu được biết, bác sĩ Điểu là con gái út trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Thiếu nữ Điểu tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, vừa học cô đỡ, vừa làm công tác giao liên. Đến năm 1960, bác sĩ Điểu được Tỉnh ủy rút hoạt động tại Ban phụ vận tỉnh, phụ trách nhà bảo sanh, mở lớp đào tạo cô đỡ phụ sinh cho tỉnh.
Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, bác sĩ Điểu được tổ chức phân công giữ nhiều chức vụ trong ngành y tế tỉnh Vĩnh Long. Gần 60 năm gắn bó với ngành Y, bác sĩ Điểu đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2002.
Đến năm 2004, sau khi về hưu thay vì nghỉ ngơi, an dưỡng, bác sĩ Điểu lại trăn trở với những hình ảnh những trẻ liệt tứ chi, cơ thể co cứng hoặc liệt một tay, một chân, tổn thương vận động, ngôn ngữ và trí tuệ chậm phát triển,… Các cháu đang là gánh nặng của nhiều gia đình và xã hội. Trước suy nghĩ đó, bác sĩ Điểu đã đem toàn bộ tiền dành dụm của mình để thành lập Trung tâm phục hồi chức năng để hỗ trợ điều trị miễn phí cho trẻ bị dị tật.
“Lúc đó tôi tin rằng ngoài xã hội còn rất nhiều gia đình có trẻ em khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tay chân chậm phát triển, nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vì cuộc sống mưu sinh, nên nhiều gia đình phải bỏ con, em mình ở xó nhà, góc bếp, không có điều kiện đưa con, em mình đi điều trị nên tôi đã quyết định mở cơ sở này” – Bác sĩ Điểu kể lại.
Và cơ sở “Phục hồi chức năng cho trẻ bại não Ngọc Điểu” ra đời với mục đích tổ chức khám, tư vấn, chăm sóc và tập vật lý trị liệu miễn phí cho trẻ khuyết tật, bại não giúp các em phục hồi sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Hạnh phúc nhất là thấy trẻ bại não biết cười, biết nói
Theo bác sĩ Điểu, thời gian đầu do cơ sở còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất nên chỉ hỗ trợ được 5-10 người/ngày. Nhưng sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, “tiếng lành đồn xa” đã có nhiều tổ chức và cá nhân tìm đến đóng góp, hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và kinh phí để hoạt động.
Cơ sở dần dần đi vào hoạt động ổn định, đến nay cơ sở đã tiếp nhận hỗ trợ miễn phí cho gần 7.000 người, trong đó có hơn 5.000 trẻ bại não, nhiễm chất độc da cam/dioxin và gần 1.000 người lớn. Ngoài ra bác sĩ Điểu còn vận động, hỗ trợ cho trên 15.700 trẻ bại não, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em nghèo học giỏi bằng nhiều hình thức, với tổng số tiền trên 11,7 tỷ đồng.
Dẫn con bị bại não từ H.Châu Thành (Đồng Tháp) đến chữa trị, chị Phạm Huỳnh Như (28 tuổi) cho biết “Lúc sinh con ra bé bị bệnh, lên 4 tuổi nhưng không biết làm gì hết, gia đình đưa chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi, rồi nghe người ta chỉ tới cơ sở điều trị của bác sĩ Điểu và được “bà ngoại” - bác sĩ Điểu điều trị không lấy tiền trong suốt 4 năm qua. Nhờ sự điều trị tận tâm của “bà ngoại” Điểu, đến giờ bé lật được, ngồi được, tui thấy phục hồi nhiều lắm, gia đình có hy vọng nhiều lắm”.
Cùng cảnh ngộ, chị Phạm Thị Thu Phương (35 tuổi, ngụ H.Tiểu Cần, Trà Vinh) kể lại: “Lúc chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng (ở TP.HCM) thì được BS ở đây nói bé bị viêm não Nhật Bản, khả năng sống còn 2%, ăn phải truyền ống. Gia đình mới đưa bé về đi chữa trị nhiều nơi, rồi cũng có người chỉ lên bà ngoại Điểu. Sau hơn 2 năm bà ngoại Điểu điều trị con tôi giờ biết ăn, hấp thu được, cơ thể cháu tươi tỉnh hẳn lên… Tui mừng lắm”.
“Thấy được những đứa trẻ hồi phục trí não, tứ chi vận động, tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc. Có thể nói, trong thời gian tham gia cách mạng từ thời chiến đến thời bình cho đến nay, điều mà tôi tâm đắc và hạnh phúc nhất, là mình đã góp một phần công sức của mình để chia sẻ và giúp đỡ cho nhiều cảnh đời bất hạnh, giúp được các trẻ em khuyết tật, bại não phục hồi chức năng, đi đứng khỏe mạnh, hòa nhập cộng đồng” – Bác sĩ Điểu chia sẻ.
Chỉ sống một mình, dành toàn bộ cuộc đời cứu chữa trẻ dị tật, bại não, bác sĩ Điểu coi bệnh nhi là con, cháu, điều trị bằng cả tình thương nên được các người bệnh và thân nhân của họ gọi bằng cái tên thân thương là “bà ngoại”của những đứa trẻ bại não.
Theo Lan Anh/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.