Vinmec hướng đến là BV an toàn nhất Đông Nam Á về gây mê phẫu thuật
Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết WFSA, Vinmec hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.
Ngày 29/10/2018, Hệ thống Y tế Vinmec ký kết với Hiệp hội gây mê thế giới (WFSA) cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong Tuyên bố Helsinki, nhằm đảm bảo an toàn tối đa trong gây mê phẫu thuật.
![]() |
Tuyên bố Hensinki ra đời năm 2010 - là tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn trong gây mê phẫu thuật - hiện đang áp dụng toàn châu Âu.
Theo thỏa thuận, tất cả các đơn vị tổ chức của Hệ thống chăm sóc sức khỏe Vinmec cung cấp kỹ thuật gây mê tiền phẫu thuật cho bệnh nhân sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được khuyến nghị bởi Hiệp hội Gây mê Châu Âu tại cả phòng mổ và khu vực hồi sức cấp cứu.... Hệ thống y tế Vinmec cam kết có các phác đồ và cơ sở vật chất để xử trí các trường hợp sau: kiểm soát nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, chảy máu nhiều, chăm sóc điều trị đau sau phẫu thuật...
Từ năm 1990, đau đã được Tổ chức Y tế thế giới coi là dấu hiệu sinh tồn thứ 5, sau nhiệt độ, nhịp thở, mạch đập, nhịp tim. Do đó, ngay từ khi đi vào hoạt động, Vinmec đã xây dựng mô hình bệnh viện không đau đầu tiên tại Việt Nam.
Người bệnh tại Vinmec đều được đánh giá và áp dụng các phương pháp giảm đau khi cần thiết trong toàn bộ thời gian khám và điều trị tại bệnh viện. Trong gây mê hồi sức, Vinmec tuân thủ các phác đồ, các hướng dẫn an toàn gây mê, bảng kiểm gây mê đối với 100% ca phẫu thuật nhằm giảm thiểu tối đa sự cố và tác dụng không mong muốn.
Cùng với việc bắt buộc tuân thủ chặt chẽ từng bước trong quy trình gây mê, Vinmec đã ưu tiên áp dụng kỹ thuật gây tê giảm đau vùng dưới hướng dẫn siêu âm – phương pháp được các nghiên cứu trên thế giới chứng minh an toàn, giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật. Đối với sản khoa, bệnh viện đã xây dựng các phác đồ xử trí và áp dụng kỹ thuật gây tê giảm đau vùng như gây tê thần kinh, gây tê cơ vuông thắt lưng và gây tê thần kinh thẹn (gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng), giúp sản phụ trải nghiệm cuộc sinh không đau, dù sinh thường hay sinh mổ.
Đặc biệt, kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) do Vinmec tiên phong áp dụng đã đem lại hiệu quả giảm đau trọn vẹn, không biến chứng, rút ngắn thời gian hồi sức tích cực, loại trừ nguy cơ đau sau mổ và đau mãn tính trên 96% bệnh nhân mổ tim. Kết quả này đã đưa chuyên khoa gây mê giảm đau Vinmec trở thành một trong những nhóm đi đầu thế giới về kiểm soát đau trong mổ tim mở không sử dụng morphin.
Từ thành công này, Vinmec đã trở thành bệnh viện đầu tiên trên thế giới công bố các ca phẫu thuật tim hở áp dụng ESP tại Hội nghị gây mê giảm đau thế giới lần 43 vào tháng 4/2018 (Mỹ).
![]() |
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, GS Jannicke Mellin Olsen - Chủ tịch WFSA, đồng thời là tác giả của Tuyên bố Helsinki đánh giá: “Các bác sĩ gây mê là người bảo vệ cho người bệnh trong suốt quá trình gây mê, chăm sóc tích cực và điều trị đau. Trên tinh thần đó, mục tiêu phòng ngừa các sự cố liên quan đến gây mê là một thách thức trên toàn thế giới. Lựa chọn Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ký cam kết Tuyên bố Helsinki – một chương trình lớn của Châu Âu, WFSA đánh giá cao khả năng tuân thủ các yêu cầu an toàn khắt khe của Vinmec. WFSA sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng thực hành gây mê cho các bác sĩ điều dưỡng Vinmec, từ đó nhân rộng mô hình này sang các bệnh viện khác tại Việt Nam”
Về phía Việt Nam, GS.TS Bùi Đức Phú – Phó Tổng Giám đốc Hệ thống Y tế Vinmec khẳng định: “Với sự hướng dẫn và hỗ trợ của Hiệp hội gây mê thế giới, Vinmec có thể hoàn thiện mô hình an toàn gây mê, hiện thực hóa mục tiêu bệnh viện không đau, đem lại chất lượng chăm sóc tối ưu cho người bệnh”.
![]() |
Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế này, Vinmec sẽ không chỉ hiện thực hóa mục tiêu là bệnh viện an toàn nhất về gây mê tại Đông Nam Á mà còn thực sự trở thành lựa chọn hoàn hảo chăm sóc sức khỏe đẳng cấp quốc tế cho người dân Việt Nam và khu vực.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.