Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ gia đình và thương nhân vùng khó khăn
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã và đang mang đến nhiều cơ hội thoát nghèo, tiếp sức để người dân vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nằm ở huyện vùng cao Bá Thước, xã Ái Thượng hiện có 3 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Hơn 85% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo tới hơn 35%. Ngay khi có chương trình chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ vùng khó khăn, lãnh đạo địa phương đã phối hợp với cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bá Thước trực tiếp xuống từng hộ dân, tư vấn, tuyên truyền các chương trình cho vay. Đồng thời hỗ trợ người dân làm hồ sơ thủ tục hồ sơ vay vốn. Đến nay, toàn xã có hơn 600 hộ đang vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, tổng dư nợ hơn 34,4 tỷ đồng, trong đó có 105 hộ gia đình tại thôn đặc biệt khó khăn đang vay vốn để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh.

Bà Trương Thị Ển, Xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ngân hàng chính sách cho vay vốn vùng khó khăn, chúng tôi đã vay 40 triệu về mua 2 con trâu, từ đó giờ trâu sinh sản mỗi năm bán một lứa, giờ kinh tế đã thoát nghèo, kinh tế gia đình cố gắng phát triển kinh tế bền vững hơn".

Ông Nguyễn Đức Lục, Chủ tịch UBND xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Đức Lục, Chủ tịch UBND xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Thực hiện các chương trình cho vay ngân hàng, các hộ dân đều sử dụng đúng mục đích, đầu tư phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo hàng năm, góp phần giúp xã về đích nông thôn mới dự kiến trong năm 2023".
Đến cuối tháng 6/2023, tổng dư nợ chương trình tín dụng cho vay đối với các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 1000 tỷ đồng, với khoảng 23.500 khách hàng đang vay vốn. Theo quyết định số 17/2023 ngày 05/6/2023 của Chính phủ, từ ngày 08/08/2023 tới đây, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn sẽ được vay vốn tín dụng chính sách với mức vay tối đa không phải thế chấp là 100 triệu đồng; đối với tổ chức kinh tế được vay vốn mức tối đa là 1 tỷ đồng; mức lãi suất ưu đãi 9%/năm. Ngoài ra, đối tượng được vay vốn được mở rộng thêm các hộ gia đình sản xuất kinh doanh và thương nhân đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc điều chỉnh tăng mức cho vay, giảm lãi suất, mở rộng đối tượng sẽ góp phần quan trọng để các hộ dân và thương nhân vùng khó khăn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.


Ông Hà Minh Đứng, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn cựu chiến binh thôn Tiến Thành, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Chủ trương nhà nước mở rộng vốn vay vùng khó khăn, nhân dân rất phấn khởi, tới đây nhu cầu của nhân dân rất nhiều, nên mong triển khai thực hiện sớm để người dân tiếp cận vốn giải quyết công ăn việc làm".

Ông Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ngân hàng đã thông tin tuyên truyền về mức vay mới và triển khai rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn đến từng hộ dân từ đó căn cứ xin bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 318 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhu cầu nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Thời gian tới, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ người dân và các thương nhân tại vùng khó khăn có điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động
Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.

Phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen
Sáng 12/7, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Giới thiệu và nhân rộng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm sen lấy hoa, lấy hạt và chế biến tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa". Hội thảo thuộc Dự án "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Kết nối hợp tác doanh nghiệp Thanh Hóa - Hải Phòng
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại thành phố Hải Phòng, lãnh đạo một số Sở, ngành, đơn vị và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thăm và làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân tại thành phố Hải Phòng nhằm kết nối thông tin, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, xúc tiến đầu tư.

Thanh Hóa phát triển mới 500 ha cây ăn quả
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã phát triển mới được 500 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt hơn 25.000 ha.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ với cho hơn 6.274 tấn ngao thương phẩm
Tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.000 ha nuôi ngao, với tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn/năm; sản phẩm thu hoạch và cung cấp ra thị trường quanh năm. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm ngao thương phẩm, bên cạnh việc chú trọng các giải pháp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, các vùng nuôi còn bảo đảm các yêu cầu chất lượng của cơ quan chuyên môn trong chứng nhận xuất xứ sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.