Xã đảo Nghi Sơn – mảnh đất của những huyền thoại lịch sử
Không chỉ nổi danh bởi những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những di tích lịch sử - văn hóa tâm linh độc đáo hàng trăm năm tuổi, xã đảo Nghi Sơn thuộc thị xã Nghi Sơn còn là mảnh đất gắn liền với những dấu tích, những sự kiện lịch sử đáng nhớ của dân tộc.
Mảnh đất này đến nay vẫn lưu lại những dấu tích văn hóa vừa mang đậm giá trị lịch sử lại vừa gắn liền với những huyền thoại đẹp được lưu truyền trong dân gian. Tiêu biểu là các di tích: Chùa Biện Sơn, Đền thờ Vua Quang Trung, Đền thờ Quan Sát Hải Đại vương, những dấu tích còn sót lại của phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, một trong những dấu ấn đậm nét của nghĩa quân Tây Sơn trên mảnh đất xứ Thanh.

Xã đảo Nghi Sơn còn có tên gọi khác là Biện Sơn vốn là cù lao nổi lên giữa một vùng sóng nước mênh mang nằm trong cửa Bạng. Trước đây, từ đất liền muốn ra đảo, người dân phải dùng thuyền nhưng sau này, do tác động của quá trình kiến tạo địa chất và con người quai đê lấn biển, Biện Sơn được nối với đất liền thành một dải. Việc đi lại chủ yếu là đường núi nhỏ hẹp nhưng dễ dàng và thuận tiện hơn.
Đền thờ vua Quang Trung tại thôn Bắc Sơn, thị xã Nghi Sơn. Đây là ngôi đền linh thiêng có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, dù đã trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, tuy nhiên, đến nay ngôi đền vẫn giữ lại được những nét cổ kính, trầm mặc của thời gian.

Đền thờ vua Quang Trung tại thôn Bắc Sơn, thị xã Nghi Sơn
Tương truyền vào năm 1788 vua Quang Trung cùng các tướng sĩ trên đường xuất quân ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh đã dừng chân tại đất Biện Sơn – nơi theo vua là vùng đất có địa thế hiểm yếu, nằm giữa biển khơi, có núi bao bọc, từ trên cao dễ bề quan sát quân thù. Bởi vậy, vùng đất này đã được vua lựa chọn là phòng tuyến quân sự quan trọng.
Trải qua sự biến thiên của thời gian và những diễn biến trong từng giai đoạn lịch sử, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn tại xã đảo Nghi Sơn đã không còn giữ được nguyên hiện trạng ban đầu. Hiện di tích chỉ còn lại 3 thành nhỏ được xây dựng bằng những khối đá ghép lại, gồm: Thành Đồn, thành Hươu, và thành Ngọc.


Cuộc đại phá quân Thanh sau đó diễn ra thắng lợi, vua Quang Trung đã không quên những ân điển dành cho một số địa phương nơi đại quân đã dừng chân, trong đó có Biện Sơn vùng đất giữ vai trò quan trọng trong việc đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng áo vải, người dân đã lập đền thờ ông ngay tại căn cứ thủy quân Biện Sơn. Đền có vị trí đẹp, phía trước mặt và bên hông hướng ra biển, nơi có những chiếc tàu cá neo đậu, phần còn lại tiếp giáp với nhiều nhà dân khiến đền thờ vừa có sự linh thiêng, trầm mặc vừa rất đỗi gần gũi với cuộc sống nhộn nhịp đặc trưng của một miền quê làng biển.
Cách Đền thờ Quang Trung không xa, men theo những con ngõ nhỏ được bao quanh bởi những bờ tường đá cuội, Đền thờ Sát Hải Đại vương hướng mặt về phía Hòn Mê. Từ đền, nhìn ra mờ xa, nổi lên trên biển là 18 hòn đảo nhỏ được gọi là "Thập bát mã sơn", có ý nghĩa ví quần đảo như đàn tuấn mã chầu về Nghi Sơn. Tương truyền, Sát Hải Đại vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, vào thế kỷ XIII trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, ông đã lập được nhiều chiến công.
Biết ơn những công lao của ông, nhà vua đã phong cho ông là Sát Hải Đại vương. Trong tâm thức dân gian bản địa, ông là một vị thần giúp ngư dân mỗi khi sóng gió, giặc dã, cứu giúp dân khi hoạn nạn gian truân.
Men theo đường biển về phía Nam, Chùa Biện Sơn được xây dựng ở sườn núi Bãi Đông, thuộc thôn Nam Sơn. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, vị trí đắc địa, tầm nhìn hướng ra biển.

Chùa Biện Sơn trước kia nằm ở vị trí Bãi Đông của Đảo, theo các già làng tại xã đảo, Biện Sơn trước đây được gọi là "Trạch đắc long xà địa khả cư" nghĩa là mạch đất thiêng, là nơi ở được. Vì vậy đây là khu vực dân cư đầu tiên được các dòng họ làm nghề chài lưới tìm đến và chọn làm nơi sinh tụ. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, chùa Biện Sơn nay đã chuyển về phía Tây của núi, thuộc thôn Nam Sơn. Chùa Biện Sơn từ xa xưa đến nay vẫn là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xã đảo Nghi Sơn.

Giếng Ngọc gắn với sự tích Mỵ Châu Trọng Thủy
Còn rất nhiều những điểm đến mang đậm giá trị văn hóa lịch sử trên mảnh đất nhỏ và đặc biệt này. Đó là những chiếc giếng cổ hình vuông gắn liền với văn hóa người Chăm, là đền thờ vua bà Trần Quý Phi, là giếng Ngọc gắn với sự tích Mỵ Châu Trọng Thủy... Ở đó, những huyền tích dân gian lại càng khiến cho xã đảo phủ một lớp khói sương huyền thoại, trở thành điểm đến vừa lạ vừa quen.

Trong tương lai, những hệ thống di tích, danh thắng, tín ngưỡng, lễ hội tại xã đảo Nghi Sơn cùng với kinh tế biển truyền thống chắc chắn sẽ là tài nguyên cho sự chuyển mình kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch của xã đảo Nghi Sơn ở hiện tại và tương lai.

Sức hút từ du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm đang được nhiều khách du lịch quan tâm khi đến Thanh Hoá. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm thu hút du khách.

Ca sĩ Tùng Dương nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản
Ca sĩ Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025) – giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Tùng Dương mà còn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc quốc tế.

Thanh Hóa: siết chặt quản lý hoạt động mô tô nước tại các khu du lịch biển
Mô tô nước là một trong những loại hình dịch vụ du lịch biển thu hút nhiều du khách ưa khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh. Do công suất hoạt động của phương tiện này rất lớn nên nếu không kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy.

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch của cả nước
Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch
Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.

Thác Mây - Điểm đến hấp dẫn giữa đại ngàn
Sau gần 5 năm được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, Thác Mây, ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành thu hút ngày càng đông du khách, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.