Xứ Thanh miền đất lễ hội
Thanh Hóa là nơi sản sinh ra nhiều giá trị văn hóa có sức sống trường tồn với thời gian, trong đó có các lễ hội truyền thống. Từ vùng cao, vùng đồng bằng rồi xuôi về miền biển, nơi nào cũng tồn tại những lễ hội dân gian lâu đời, đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú, tín ngưỡng tốt lành và lòng biết ơn tiền nhân tiên tổ của người dân xứ Thanh.
Miền biên ải xứ Thanh là nơi quần cư sinh tụ của các tộc người: Kinh, Thái, Mường, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú. Trải qua nhiều thế hệ, các dân tộc anh em đã tạo dựng nên một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Từ lao động sản xuất và đời sống tinh thần, những lễ hội vùng cao dần được hình thành, tồn tại qua nhiều thế kỷ, vẫn còn giữ vẹn nguyên giá trị cho tới hôm nay.
Một trong số lễ hội đặc sắc của miền Tây Thanh Hóa, là lễ hội Nàng Nga- Hai Mối của đồng bào dân tộc Mường Cẩm Thủy. Lễ hội này xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, gắn với chuyện tình của Nàng Nga và chàng Hai Mối. Người dân dựng cây bông hoa, linh hồn của lễ hội, cũng là một trong những biểu tượng của dân tộc Mường. Xung quanh cây bông, các chàng trai, cô gái tưng bừng múa điệu tung khăn. Dàn cồng chiêng phường Bùa hát lên những lời ca ngợi chuyện tình Nàng Nga và chàng Hai Mối.
Ngoài ra, vùng cao Thanh Hóa còn có các lễ hội lớn như Lễ hội Pông Pông (huyện Ngọc Lặc), lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa), lễ hội đền Chín Gian (huyện Như Xuân); lễ hội rước cá thần, lễ hội chùa Chặng (huyện Cẩm Thủy), lễ hội chùa Mèo, lễ hội Chá Mùn (huyện Lang Chánh, lễ hội mường Đòn (huyện Thạch Thành), lễ hội Phủ Na (Như Thanh)… Mỗi lễ hội mang một không gian, sắc thái văn hóa và ý nghĩa riêng biệt, song đều thể hiện tín ngưỡng tốt lành, lòng biết ơn chân thành của đồng bào các dân tộc vùng cao đối với những vị thần - nhân có công lập làng, tạo bản.
Xuôi xuống vùng đồng bằng, các lễ hội càng đa dạng và phong phú. Trong số đó, đặc sắc nhất, phải kể đến lễ hội tưởng nhớ các danh nhân, anh hùng dân tộc như: Lễ hội đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc); Lễ hội đền thờ Lê Hoàn; Lễ hội Lam Kinh (huyện Thọ Xuân);Lễ hội Phủ Trịnh (huyện Vĩnh Lộc); lễ hội đền thờ Tướng quân Cao Lỗ (huyện Hoằng Hóa)… Bên cạnh đó, vùng đồng bằng xứ Thanh còn có những lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ thần, Phật, Mẫu… trải khắp các huyện, thị xã và thành phố; tạo nên không gian rộn ràng, linh thiêng, rực rỡ sắc màu văn hóa, nhất là trong dịp Tết đến xuân về.
Từ đồng bằng xuôi về vùng duyên hải, một không gian văn hóa mở ra với nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn của biển như: Lễ hội đền Đức Thánh Cả; Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đua thuyền (huyện Hậu Lộc); Lễ hội đền Độc Cước ( thành phố Sầm Sơn); lễ hội Lạch Bạng ( Thị xã Nghi Sơn…). Những lễ hội vùng biển thường diễn ra với quy mô lớn, rực rỡ sắc màu, với nhiều nghi lễ gắn liền với đời sống ngư nghiệp của cư dân vùng duyên hải.
Chị Đào Thị Hương, phường Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tham gia các lễ hội, tôi cảm thấy rất thiêng liêng; tôi cũng cầu mong sự bình an cho bản thân và gia đình".
Có thể nói, Thanh Hóa là nơi có hệ thống lễ hội lớn và phong phú bậc nhất trong cả nước, với hàng trăm lễ hội đặc sắc. Qua hàng thế kỷ tồn tại, các lễ hội vẫn không ngừng được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay; mang theo vẻ đẹp văn hóa của dân tộc, đắp bồi thêm niềm tin tốt lành cho người dân xứ Thanh trong hành trình bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về nơi cửa ngõ xứ Thanh
Nằm ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, thuộc thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Đền Rồng - Đền Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hai ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính, trang nghiêm mà còn bởi giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Di tích này sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.