ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xuất hiện bệnh nhi biến chứng viêm não sau mắc cúm

Theo ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số bệnh nhi đang điều trị tại khoa thì trẻ mắc cúm chiếm tỷ lệ cao (trên 30 trẻ). Từ đầu năm 2019 đến nay đã có 3 ca biến chứng viêm não sau cúm, tăng cao so với mọi năm.

17/02/2019 08:17

Có mặt tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương vào sáng 15-2, chúng tôi chứng kiến nhiều trẻ phải nhập viện do cúm mùa đang bùng phát. Tại phòng bệnh nhi mắc cúm nặng, chị Nguyễn Thị Thúy (Mỹ Đức, Hà Nội) đang dỗ con trai 7 tháng tuổi cho biết: “Cháu sốt 39 độ 3 ngày, uống thuốc hạ sốt không giảm, có cơn co giật, gia đình mới đưa vào đây. Nhưng may quá cháu chưa bị biến chứng”. 

Sau 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe cháu bé đã tiến triển tốt. Trong phòng có 4 bệnh nhi đều là ca nhiễm cúm nặng, nhập viện trong tình trạng sốt cao không giảm, co giật nhưng may mắn đều đến viện kịp thời.

Trước đó, hai ca bệnh vào nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm đã bị biến chứng viêm não.  Bệnh nhi 5 tuổi nhập viện với triệu chứng trạng sốt cao, nôn khan và đau đầu. Bệnh nhi 2 tuổi sau 3 ngày sốt cao, đến ngày thứ 4 đỡ sốt nhưng lại li bì, chậm chạm, ngủ cả ngày không tỉnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán các cháu đều bị viêm não do biến chứng sau cúm.

 Sau một thời gian điều trị tích cực, sức khỏe 2 bệnh nhi đã hồi phục và xuất viện. Hiện tại Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho 1 bệnh nhi biến chứng viêm não sau cúm. Theo Ths.bs Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh nhi này  đã hồi phục, tỉnh táo hơn, hết tình trạng ngủ li bì.

 
Bệnh nhi mắc cúm nặng đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm

Ths.bs Đỗ Thiện Hải cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 3-15 trẻ nhiễm cúm vào điều trị. Cúm là bệnh viêm đường hô hấp do virut cúm gây lên, bệnh lây lan rất mạnh qua đường hô hấp. Triệu trứng là các bé sốt rất cao (39-40 độ), nếu xử lý thuốc hạ sốt không tốt sẽ gây tình trạng co giật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. 

Ngoài sốt còn một số triệu chứng khác như ho nhiều, chảy nước mắt, nước mũi, đau họng, buồn nôn, khám họng có viêm đỏ, có thể viêm phế quản. Biến chứng hay gặp nhất của cúm là sốt quá cao gây co giật (trên 39,5 độ), viêm phổi có thể do virut cúm hoặc viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn khác có trong hầu họng của bệnh nhân.  

Tuy nhiên, theo BS Hải, biến chứng năm nay xuất hiện nhiều hơn là viêm não sau cúm. Từ đầu năm 2019 đến nay, đã ghi nhận có 3 ca biến chứng viêm não sau mắc cúm, tăng hơn so với mọi năm (những năm trước cả năm chỉ có 1-2 ca). 

Triệu chứng viêm não là sau khi xuất hiện các biểu hiện cúm từ 2- 3 ngày, trẻ bắt đầu chậm chạm, ngủ nhiều, có trẻ buồn nôn, nôn khan, co giật, có trẻ lại có một số biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng thần kinh trung ương như li bì, hôn mê, co giật.

 
Bác sĩ đang kiểm tra bệnh cho trẻ   

Mùa đông – xuân là thời điểm thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển, đặc biệt là dễ lây lan ở các nơi tập trung đông người. Bệnh viêm đường hô hấp hay gặp ở người lớn là cúm, trẻ em là cúm, sởi, ho gà, quai bị. “Nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong vòng 48h đầu, có triệu chứng sốt thì sử dụng thuốc tamiflu mới có tác dụng. 

Sau 48h chủ yếu chỉ điều trị hạ sốt và chăm sóc cho bé để phòng biến chứng. Phụ huynh lưu ý chăm sóc trẻ nhiễm cúm bằng thuốc hạ sốt paracetamol 6h/lần để giảm nguy cơ co giật. Cho trẻ sử dụng thuốc giảm ho để tránh biến chứng viêm phổi, trẻ lớn dùng nước muối loãng để rửa mũi, xúc họng. Phải chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để giúp nhanh phục hồi cơ thể, đặc biệt trong các bệnh nhiễm trùng” – BS Hải khuyến cáo.

Hầu hết các bệnh nhân mắc cúm nên điều trị tại nhà, tuy nhiên phải theo dõi một số dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục không hạ, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, khó thở, không chịu chơi…phải đưa trẻ đi viện để tránh biến chứng. Biến chứng viêm não sau cúm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng về thần kinh, nặng có thể gây tử vong. 

BS Hải cũng cho biết, những trẻ em trên cơ địa viêm tiểu phế quan, co thắt tiểu phế quản, hen phế quản, béo phì thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là nhóm sẽ làm cho bệnh cúm rất nặng.

Các chủng cúm thông thường ở Việt Nam như H1N1, H3N2 đều có vaccine phòng ngừa, nhưng tỷ lệ tiêm phòng cúm ở nước ta còn rất ít. BS Hải khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine để phòng tránh cúm, tốt nhất là tiêm vào mùa thu để khi tới mùa đông – xuân, xuân – hè khi dịch xảy ra hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. 

Trần Hằng/CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sầm Sơn kiểm soát an toàn thực phẩm mùa cao điểm du lịch

Sầm Sơn kiểm soát an toàn thực phẩm mùa cao điểm du lịch

10:20 , 05/05/2024

Mùa cao điểm du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 đã chính thức bắt đầu. Để đạt mục tiêu đón hơn 8,5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024, cùng với việc nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cũng luôn được cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố đặc biệt quan tâm.

Phòng bệnh cho trẻ trong mùa nắng nóng

Phòng bệnh cho trẻ trong mùa nắng nóng

08:35 , 05/05/2024

Thời tiết mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, siêu vi phát triển và lây lan, gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ em. Đây là điều phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ phòng bệnh.

Thanh Hoá đứng thứ 5 trong cả nước về số lượng máu tiếp nhận

Thanh Hoá đứng thứ 5 trong cả nước về số lượng máu tiếp nhận

09:37 , 04/05/2024

Tại Hội nghị khoa học với chủ đề “An toàn truyền máu tỉnh Thanh Hoá năm 2024” vừa được tổ chức mới đây, lãnh đạo bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hoá thông tin, Ngân hàng máu của Trung tâm Huyết học và Truyền máu của Bệnh viện đứng thứ 5 trong cả nước về số lượng máu tiếp nhận.

Bộ Y tế cảnh báo các ca mắc sởi gia tăng

Bộ Y tế cảnh báo các ca mắc sởi gia tăng

09:34 , 04/05/2024

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đến nay cả nước ghi nhận 203 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, số mắc tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Thanh Hóa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Thanh Hóa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

14:53 , 03/05/2024

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 675 cơ sở thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm 70 cơ sở y tế công lập, 54 cơ sở y tế tư nhân và 551 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Với nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng được nâng cao.

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

10:35 , 03/05/2024

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và đua xe trái phép. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông và vi phạm nồng độ cồn vẫn gia tăng.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

18:08 , 02/05/2024

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Bệnh viện phải bố trí thêm phòng khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho trẻ.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm 2024
giảm mạnh

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm 2024 giảm mạnh

09:01 , 02/05/2024

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023

18:10 , 01/05/2024

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 01/5 năm nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Năm nay, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

18:02 , 01/05/2024

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.