ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xuất khẩu dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu 2020 giảm khoảng 14-15% so với năm 2019, nhưng cao hơn mức dự kiến hồi tháng 4/2020 là chỉ đạt từ 30-31 tỷ USD.

29/11/2020 11:24

Bộ Công Thương nhận định, 2020 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo. Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày.

Nhu cầu sản phẩm dệt may chững lại do dịch Covid-19, khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các DN dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng khan hiếm.

Nhiều DN dệt may chuyển đổi nhanh cơ cấu mặt hàng, từ các mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu khiến các chuỗi cung ứng đứt gãy, cầu hàng hoá sụt giảm. Các quốc gia đóng cửa ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành kinh tế trong đó có dệt may. Mặc dù thừa nhận, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm nay giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục, nhưng ông Lê Tiến Trường khẳng định, mức giảm của dệt may Việt Nam không lớn như các quốc gia khác.

“Đặc biệt là trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%, nhiều quốc gia có sản phẩm cạnh tranh vẫn đang được hỗ trợ bởi đồng tiền của các quốc gia đó giảm giá so với đồng USD, trong khi đồng Việt Nam giữ giá so với đồng USD khiến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác”, ông Trường phân tích.

Đến thời điểm hiện tại, dự báo được ngành dệt may đưa ra là tổng trị giá xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD, giảm khoảng 14-15% so năm 2019, nhưng cao hơn dự báo hồi tháng 4/2020 với kim ngạch dự kiến chỉ đạt từ 30-31 tỷ USD.

Phát triển nhanh các đơn hàng mới

Trước những khó khăn lớn từ đại dịch Covid-19, trong năm 2020, các DN dệt may đã tập trung năng động, thực hiện triển khai chuyển đổi nhanh cơ cấu mặt hàng, từ các mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Tiến Trường cũng nêu rõ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tập đoàn vẫn đảm bảo duy trì việc làm cho toàn hệ thống, không có người lao động nào phải nghỉ việc vì không có việc làm. Thu nhập bình quân dự kiến thực hiện năm 2020 là 7,95 triệu đồng/người/tháng.

Để đạt được kết quả đó, các DN trong Vinatex đã linh hoạt triển khai trong công tác tổ chức sản xuất, sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, tập trung nghiên cứu và phát triển nhanh các đơn hàng mới phục vụ chống dịch, … “Đối với sản phẩm hàng may mặc, sản lượng sản phẩm sản xuất các loại lên tới 537 triệu sản phẩm, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước”, ông Lê Tiến Trường thông tin thêm.

Từ góc độ DN, ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm hơn tới phát triển các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực miền Trung để các DN dệt nhuộm, công nghiệp phụ trợ tập trung phát triển, thu hút được lao động tại các khu vực lân cận như TP HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, …

Liên quan tới phát triển ngành dệt may, phát biểu tại cuộc làm việc để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may, da giày Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đại dịch Covid-19 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, ngành dệt may tăng cường áp dụng kinh tế số, công nghệ số, tiếp cận ngành thời trang thế giới; tận dụng hiệu quả hơn nữa các FTA, phát triển mở rộng ngành nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng; đồng thời chú trọng mô hình khu công nghiệp dệt may, nhuộm...

Thủ tướng cũng nhắc tới việc các địa phương phải chú trọng để có các khu công nghiệp dệt may hiện đại, thân thiện môi trường; chú trọng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn…

Theo nhận định của Bộ Công Thương, trong thời gian tới, các DN dệt may cần tiếp tục có thêm các giải pháp mới, nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới. Đồng thời khai thác và mở rộng thị trường nội địa; chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)...

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

09:08 , 28/04/2024

Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.

Số lượng dự án đầu tư vào Thanh Hóa tăng 2 lần so với cùng kỳ

Số lượng dự án đầu tư vào Thanh Hóa tăng 2 lần so với cùng kỳ

18:03 , 26/04/2024

Trong 4 tháng đầu năm nay, tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 38 dự án, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký khoảng 3.666 tỷ đồng và 177 triệu USD.

Nhiều chặng bay kín chỗ, du khách đổi hành trình

Nhiều chặng bay kín chỗ, du khách đổi hành trình

08:10 , 26/04/2024

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 càng cận kề, giá vé máy bay càng được quan tâm nhiều hơn, khi nhu cầu di chuyển tăng cao.

Nỗ lực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Nỗ lực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

06:35 , 26/04/2024

Tổng cục Thuế cho biết, tất cả 63 Cục Thuế trên cả nước đã triển khai việc rà soát đối tượng thuộc diện triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, trong đó, có 57/63 Cục Thuế đạt, vượt chỉ tiêu phấn đấu 70% do Tổng cục Thuế giao trên kế hoạch đề ra.

Giao dịch thanh toán điện tử tăng mạnh

Giao dịch thanh toán điện tử tăng mạnh

06:30 , 26/04/2024

Thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Trong đó, phương thức thanh toán không cần dùng thẻ đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng sử dụng.

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng

23:10 , 25/04/2024

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi kèm ý chí và khát vọng vươn lên thoát khỏi cái đói, cái nghèo, anh Lò Văn Năm ở bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi trồng rừng, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Khai giảng đào tạo 30 giảng viên về IPM trên cây ăn quả

Khai giảng đào tạo 30 giảng viên về IPM trên cây ăn quả

23:01 , 25/04/2024

Sáng ngày 25/4, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai giảng lớp đào tạo giảng viên (TOT) Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn quả năm 2024 cho 30 học viên là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.