Báo động tình trạng ma túy "núp bóng" thuốc lá điện tử
Không ít người sau khi hút thuốc lá điện tử phải nhập viện trong trạng thái kích thích, vật vã. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với ma túy.
Ngộ độc ma túy do hút thuốc lá điện tử
Thời gian vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận không ít các trường hợp ngộ độc thuốc lá điện tử.
Điều đáng nói, theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, phần lớn các các bệnh nhân này đều bị ngộ độc chất ma túy, chất kích thích được trộn vào bên trong tinh dầu dùng để hút.
"Khi xét nghiệm các bệnh nhân này cho kết quả dương tính với cần sa, cần sa tổng hợp. Bệnh nhân khi nhập viện cũng có bệnh cảnh rất điển hình như: kích động, hoang tưởng, ảo giác, các triệu chứng thần kinh và tim mạch khác…", BS Nguyên cho hay.
Theo BS Nguyên, việc sử dụng chất cấm, đặc biệt là cần sa tổng hợp dưới vỏ bọc thuốc lá điện tử hiện đang là một vấn đề nhức nhối và cũng là thách thức lớn.
Theo đó, có hàng trăm chất cần sa tổng hợp. Chỉ cần thay thế một vài thành phần đã có thể tạo ra được một chất mới. Do đó, có một thực trạng là năng lực xét nghiệm, ngay cả ở các phòng thí nghiệm hiện đại trên thế giới cũng luôn trong trạng thái phải chạy theo và không thể phát hiện được hết tất cả các chất.
BS Nguyên cho biết: "Để xét nghiệm ra một chất ma túy, cần xây dựng cả một quy trình. Trong khi đó, các loại cần sa tổng hợp được tạo mới hàng ngày. Hiện nay, tại các phòng thí nghiệm được trang bị tốt ở Hà Nội có khả năng phát hiện được khoản 180 chất cần sa tổng hợp. Tuy nhiên chưa đủ để đáp ứng".
Hệ quả là có nhiều bệnh nhân nhập viện có bệnh cảnh điển hình của ngộ độc cần sa tổng hợp. Tuy nhiên, khi xét nghiệm không phát hiện được cần sa tổng hợp vì có quá nhiều chất mới.
BS Nguyên nhấn mạnh: "Thuốc lá điện tử hiện tại đang tiếp cận rất nhanh với giới trẻ. Các sản phẩm thuốc lá điện tử có hình hài đa dạng từ hầm hố, mạnh mẽ cho nam giới đến nhẹ nhàng cho nữ giới. Bên cạnh đó, mùi hương ngọt lịm, rất thơm nên tạo ra sức cám dỗ rất lớn".
Cũng theo BS Nguyên có thực trạng người hút thuốc lá điện tử tự cho thêm các chất vào dung dịch (có thể là ma túy) để thỏa mãn nhu cầu. Ngoài ra, cũng có trường hợp tự tăng nhiệt độ vượt quá thiết kế của bộ hút để tăng lượng hơi trong mỗi lần hút.
Điều này rất nguy hiểm vì khiến người dùng phơi nhiễm với nồng độ cao các chất gây nghiện như nicotine, cần sa, cần sa tổng hợp và thậm chí là các chất độc như formaldehyde, acetaldehyde, vốn là những chất có thể gây ung thư.
Ma túy thế hệ mới "núp bóng" đồ ăn, thức uống
Không chỉ "ẩn mình" trong thuốc lá điện tử, các loại ma túy thế hệ mới còn được chế xuất dưới dạng đồ ăn (bánh, kẹo, socola) hay nước uống để dễ dàng thâm nhập vào cộng đồng.
"Tại Trung tâm Chống độc gần như ngày nào cũng tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc ma túy thế hệ mới. Bệnh nhân chủ yếu là người trẻ", BS Nguyên cho biết.
Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, đặc điểm chung của các loại ma túy là gây nghiện, buộc người dùng phải tăng dần liều lượng sử dụng. Do đó, dù các sản phẩm này chỉ chứa một lượng rất nhỏ cần sa, cần sa tổng hợp thì cũng gây hiệu ứng "lũy tiến" như bất kỳ sản phẩm ma túy nào khác.
Cũng theo chuyên gia này, mỗi chất ma túy lại có những tác động cụ thể riêng biệt. Thông thường các sản phẩm ma túy được sử dụng hiện nay là tổng hợp của rất nhiều chất khác nhau nên những tác động có sự chồng chéo. Tựu chung lại việc sử dụng ma túy thường sẽ gây ra những hệ lụy với sức khỏe con người như sau:
-Cấp tính: Hôn mê, kích thích, vật vã, co giật, tăng thân nhiệt, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, tổn thương thận, tổn thương cơ, đông máu. Đồng thời, ma túy gây ra các biểu hiện tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, có xu hướng tấn công, muốn tự sát. Thậm chí, nhiều trường hợp sử dụng ma túy đã dẫn đến tử vong, ngay trong lần thử đầu tiên.
- Mãn tính: gây tổn thương lâu dài lên nhiều cơ quan khác nhau, gây nghiện và các độc tính mãn tính.
Minh Nhật/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.