Bệnh nhân mắc Whitmore tại Thanh Hóa diễn tiến nặng
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhân mắc bệnh Whitmore có diễn biến rất nặng.
Bệnh nhân là nữ, sinh năm 2008, ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương. Trước khi chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, từ ngày 22/8, bệnh nhân đã có các biểu hiện như: ho, sút cân nhiều, sau đó sốt cao liên lục, mệt mỏi. Bệnh nhân tự mua thuốc uống tại nhà, sau đó có đến khám và điều trị tại 1 số cơ sở y tế. Tuy nhiên, bệnh không thuyên giảm mà diễn biến ngày càng nặng.

Ngày 4/9, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng: suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, tình trạng nguy kịch. Theo đánh giá ban đầu, bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy gan, suy thận, bệnh nhân có bệnh lý kèm theo là tiểu đường và béo phì. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, điều trị kháng sinh, điều chỉnh đường huyết. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bệnh nhân bị Whitmore.
Thạc sỹ, Bác sỹ Ngô Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Các bác sỹ cho biết, bệnh Whitmore có nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm, gây nhiễm trùng ở người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, nước, đất bị ô nhiễm, đặc biệt là người có vết thương hở.
Thạc sỹ, Bác sỹ Ngô Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: "Whitmore là bệnh hiếm gặp nhưng bệnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán".
Người mắc Whitmore có thể có các triệu trứng như: nổi những nốt sần đỏ, mưng mủ gây loét da, sốt, sụt cân, đau bụng hoặc đau ngực, đau cơ hoặc đau khớp. Các chuyên gia y tế cho biết, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh whitmore như: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.