ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bệnh sốt xuất huyết vào mùa: Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ quá tải

Gần đây, tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, số bệnh nhi đến khám và nhập viện do bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến.

21/07/2019 09:08

Bệnh nhi phải nằm đôi, nằm ba gây nên tình trạng quá tải tại Khoa sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu phát hiện trễ sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó, phòng bệnh vẫn là điều hết sức cần thiết.

 benh sot xuat huyet vao mua -benh vien nhi dong can tho qua tai hinh 1 Nếu trẻ sốt cao liên tục không giảm nên lập tức đưa đến cơ sở y tế.
benh sot xuat huyet vao mua -benh vien nhi dong can tho qua tai hinh 1 Nếu trẻ sốt cao liên tục không giảm nên lập tức đưa đến cơ sở y tế.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 870 ca nhập viện điều trị tại Khoa Sốt xuất huyết của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ; tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính từ đầu tháng 7 đến nay, số ca nhập viện điều trị do sốt xuất huyết tại Bệnh viện là hơn 150 ca. Điều đáng lo ngại, hiện đang bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó nguy cơ lây lan bệnh sẽ còn rất phức tạp. Hơn nữa, nếu trường hợp phát hiện trễ có thể để lại biến chứng rất nặng nề, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.

Ở phòng bệnh nặng, của Khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, anh Nguyễn Minh Hải, ở xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, đang chăm sóc hai đứa con gái bị sốt xuất huyết.

Con gái lớn của anh là Nguyễn Bích Vân, 9 tuổi và con gái nhỏ 4 tuổi là Nguyễn Vân Anh cả hai bé đều nhập viện cùng lúc. Anh Hải chia sẻ: Trước giờ con gái nhà anh chưa bao giờ sốt cao phải nhập viện như lần này. Nhìn cảnh cô con gái lớn trong tình trạng sốt xuất huyết nặng, anh rất lo lắng.

“Hai đứa nằm một giường, vô một lượt. Bé sốt một tuần nay rồi, chỉ uống được sữa thôi không ăn được, còn bé em nó thì ăn uống được. Hồi đó giờ chỉ có bị nóng, ho sổ mũi thôi, chứ chưa có sốt gì nhiều dữ như thế này; hồi nào giờ chỉ có qua lấy thuốc uống là hết rồi thôi, không có tình trạng nằm viện như đợt này. Đợt này, vô là bác sĩ yêu cầu nhập viện luôn"- anh Hải nói.   

Trường hợp bệnh nhi Lê Văn Tiến, 14 tháng tuổi, ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ bị sốt cao liên tục trong 6 ngày, gia đình có đưa đi khám tư và mua thuốc uống tại nhà nhưng bé vẫn không hết sốt.

Theo Chị Nguyễn Thị Hồng Đính, mẹ của bé Tiến, bé nhà chị cũng mới khỏe lại sau đợt viêm phổi gần đây, giờ lại đến sốt xuất huyết. Bé sốt đến ngày thứ 6, chị mới đưa cháu vào khám, xét nghiệm tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bị sốt xuất huyết và yêu cầu nhập viện để theo dõi. “Trước khi nhập viện bé bị sốt cao liên tục, ở nhà tôi cho uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ được. Mới đưa đến bệnh viện Nhi đồng xét nghiệm; bé xét nghiệm 3 lần thấy tiểu cầu giảm, bác sĩ cho nhập viện luôn.”

Bác sĩ Bùi Hùng Việt - Trưởng Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ lưu ý, có những trẻ khi mới nhập viện thì phân độ nhẹ, nhưng trong quá trình theo dõi điều trị bệnh chuyển độ đột ngột, vào sốc nặng. Do đó, người nhà cần phải theo dõi sát diễn biến để báo với nhân viên y tế xử trí kịp thời. Bác sĩ Việt nhấn mạnh thêm, hiện sốt xuất không còn theo chu kỳ như trước đây, do đó các bậc phụ huynh không nên chủ quan với căn bệnh này.

Đặc biệt đang ở thời điểm mùa dịch bệnh sốt xuất huyết nên khả năng lây lan nhanh. Vì vậy, nếu trẻ có những dấu hiệu lạ, bất thường phụ huynh cần đưa ngay đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. 

Có gia đình đến 2,3 trẻ bệnh, nhập viện cùng một lúc nên phải huy động người thân, cô, chú hỗ trợ, bỏ cả công ăn việc làm.
Có gia đình đến 2,3 trẻ bệnh, nhập viện cùng một lúc nên phải huy động người thân, cô, chú hỗ trợ, bỏ cả công ăn việc làm.

“Chúng tôi quan sát thấy, triệu chứng của sốt xuất huyết không rõ ràng, đôi khi cháu chỉ sốt cao thôi. Cho nên các bác sĩ chuyên khoa khi khám bệnh cũng phải để ý hết sức cẩn thận để tìm những dấu chứng để chẩn đoán sốt xuất huyết. Và cũng nhắc luôn các bà mẹ là nếu cháu sốt mà không tìm được nguyên nhân mà nhất trong mùa dịch, sốt liên tục bằng thuốc thông thường không hạ thì nên đến khám chuyên khoa.”- Bác sĩ Hùng nói.

Trước nguy cơ dễ lây lan bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị, nhân lực để chủ động ứng phó khi có có ca bệnh phức tạp xảy ra.

Theo dự báo của Ngành y tế, tình hình bệnh sốt xuất huyết, sẽ còn diễn biến phức tạp, do thời tiết biến đổi thất thường nên tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Do đó, người dân không được chủ quan, cần chủ động diệt muỗi, lăng quăng, giữ vệ sinh xung quanh môi trường sống sạch sẽ, ngủ màn tránh muỗi đốt, nhằm góp phần hạn chế dịch, bệnh sốt xuất huyết một cách hiệu quả.

Theo Thanh Tú/VOV-ĐBSCL


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

18:15 , 17/05/2025

Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

18:05 , 17/05/2025

Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

09:08 , 17/05/2025

Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng

08:05 , 17/05/2025

Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9%  dân số

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số

18:40 , 16/05/2025

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

18:36 , 16/05/2025

Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

07:40 , 16/05/2025

Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

07:04 , 16/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá

20:05 , 15/05/2025

Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

19:58 , 15/05/2025

Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.