Các bảo vật quốc gia tại Khu di tích Lam Kinh
Lam Kinh - cố đô của nhà Hậu Lê - là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, nơi lưu giữ dấu tích của một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Hiện nay, tại Khu di tích này vẫn còn nhiều hiện vật quý, trong đó tiêu biểu nhất là 5 tấm văn bia, đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Trong số các văn bia tại Lam Kinh, bia Vĩnh Lăng là tấm bia cổ nhất, có giá trị đặc sắc nhất. Bia được dựng tháng 10 năm Quý Sửu 1433. Nhà bia làm bằng gỗ lim, vì kèo chồng rường 2 tầng mái, được đỡ bởi 16 hàng chân cột. Với nghệ thuật điêu khắc, trang trí cầu kỳ, bia Vĩnh Lăng được xem là tấm bia có kích thước lớn và đẹp nhất Việt Nam. Văn bia Vĩnh Lăng ghi lại thân thế, sự nghiệp và công đức to lớn của vua đầu triều Lê Lợi - Lê Thái Tổ, đồng thời đúc kết đường lối đấu tranh của nghĩa quân Lam Sơn trong 10 năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh, giành lại giang sơn gấm vóc.
Ngoài bia Vĩnh Lăng, tại khu di tích Lam Kinh còn 4 bảo vật quốc gia khác là: Bia Khôn Nguyên Chí Đức khắc ghi công trạng Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, bậc mẫu nghi thiên hạ, tài đức vẹn toàn. Bia Chiêu Lăng ghi chép thân thế, sự nghiệp, công trạng vua Lê Thánh Tông, vị vua anh minh, tài năng kiệt xuất, có công xây dựng nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt. Bia Dụ Lăng khắc ghi công trạng của Lê Hiến Tông, người góp phần gìn giữ cơ đồ nhà Hậu Lê. Bia Kính Lăng ghi lại cuộc đời và công lao của vua Lê Túc Tông trong tiến trình phát triển triều Lê Sơ.
Các tấm văn bia đều có tuổi đời trên 500 năm, không chỉ là pho sử liệu về cuộc đời của các vị vua, hoàng hậu, mà còn là chứng tích lịch sử quý giá, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, bảo tồn.
Trải qua hơn nửa thiên niên kỷ, các văn bia - bảo vật quốc gia tại Khu di tích Lam Kinh vẫn thi gan cùng tuế nguyệt, là chứng tích của thời kỳ vàng son triều Hậu Lê, cũng là tấm gương phản chiếu để thế hệ hôm nay hiểu rõ hơn thân thế, sự nghiệp, khát vọng của các yếu nhân lịch sử trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Nhằm góp phần tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô, những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)".
Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh
Nằm ở trung tâm châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, trong đó có 2 vị vua đã sáng lập ra vương triều Tiền Lê và Hậu Lê - có vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa độc đáo, riêng biệt. Tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Tây Bắc, đền thờ vua Lê Hoàn được biết đến là một trong những ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh.
Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc
Với lời ca trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của nét văn hóa ấy.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Từ thiện
Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.
Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo
Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023
Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số của cả năm 2023.
Đón mây
Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…
Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi
Nằm bên tả ngạn sông Chu, vùng đất cổ Đàm Xá còn được biết đến với tên Kẻ Đầm (nay là xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân). Có lịch sử hình thành và phát triển từ ngàn năm về trước, trong không gian vùng đất cổ còn lưu giữ những dấu tích lịch sử, văn hóa đậm nét. Trong đó, di tích lịch sử đình làng Quảng Thi là một điểm nhấn văn hóa trên đất cổ Đàm Xá.
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.