Các địa phương triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao
Ngày 24/10/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 3595 về Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025. Đây cũng là một trong những nội dung của tiêu chí số 17 để xét xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn này. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung chủ đạo, hướng dẫn các địa phương được lựa chọn nhanh chóng hoàn thiện các nội dung tiêu chí theo quy định, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2022.
95% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm …
Chợ được đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu bày bán hàng hóa riêng biệt, hàng hóa được bày trên kệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Các cửa hàng đều được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra đánh giá duy trì các tiêu chí… 3 năm liên tiếp trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và sự cố an toàn thực phẩm… Đó là những kết quả nổi bật trong xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao của xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Ngay từ đâu năm đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm an toàn… Tổ chức các lớp nâng cao kiến thức cho các đối tượng có liên quan. Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ giám sát cộng đồng… Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành trên 80% chỉ tiêu, phấn dấu đến 12 sẽ hoàn thành bộ tieu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao".
Theo quy định, để đạt xã an toàn thực phẩm nâng cao, các địa phương phải hoàn thành 5 nhóm tiêu chí gồm: Chỉ đạo, điều hành; Thông tin tuyên truyền, tập huấn; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Mục tiêu chung của chương trình là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn cho cộng đồng…

Trên cơ sở nội dung Bộ tiêu chí, các xã, phường, thị trấn được lựa chọn đã rà soát lại từng chỉ tiêu để thực hiện. Trong đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã triển khai các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi an toàn; xây dựng các cửa hàng an toàn thực phẩm, chợ an toàn thực phẩm; tăng cường kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn…

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Năm 2022, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, chúng tôi đã chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; nâng cấp các cơ sở đủ điều kiện ATTP, công tác công bố sản phẩm… xã dành nguồn kinh phí cải tạo lại xã Dân lực, đặc biệt các kli ốt ở ngã tư, xã dành kinh phí hơn 2 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo, góp phần để xã thực hiện tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao".

Đến thời điểm này, bình quân chung các xã đăng ký đạt 3,5 tiêu chí/xã; trong đó một số xã đã cơ bản hoàn thành cả 5 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng thẩm định. Tỉnh Thanh Hóa phấn đầu hết năm 2022 sẽ công nhận từ 30 xã, phường , thị trấn trở lên đạt an toàn thực phẩm nâng cao.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng
Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5
Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ
Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.