ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu

Vượt qua những khó khăn về nguyên liệu đầu vào và biến động của thị trường, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới xuất khẩu, góp phần ổn định thu nhập cho người lao động.

Tường Vân - Văn Lọc- Văn Tráng- Thanh Văn

14/01/2024 23:45

Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, thuộc Công ty cổ phần Sản xuất chế biến Nông lâm sản và Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh. Với công suất năng lực chế biến hơn 1.000 tấn củ tươi/ngày và có vùng nguyên liệu hơn 7.000 ha, tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Cẩm Thủy và Mường Lát. Nhờ việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường nên sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy đạt chất lượng tốt và được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Từ tháng 10/2023, đến nay, Nhà máy đã thu mua và chế biến được 60 ngàn tấn sắn củ, giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 7 triệu USD.

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu- Ảnh 1.

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu- Ảnh 2.

Ông Ngô Tiến Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Ngô Tiến Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, nguồn đầu vào của công ty ổn định; đầu ra của công ty có nhiều đối tác nên rất tốt. Nguồn hàng chủ yếu xuất đi Trung Quốc và đang vươn ra Ucraina, Nhật Bản… đảm bảo việc làm cho người lao động. Thời gian tới, công ty cố gắng đầu tư, mở rộng vùng nguyên liệu, đảm bảo đời sống cho công nhân được tốt hơn".

Hiện tại, Nhà máy đang tạo việc làm thường xuyên cho 160 lao động với mức thu nhập 8 triệu/người/ tháng. Làm việc tại đây, người lao động còn được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ và các chế độ phúc lợi khác.

Anh Lê Văn Thực, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi hiện tại công tác tại đây được 7- 8 năm. Công ty phát triển, đời sống của anh em chúng tôi được cải thiện, thu nhập ổn định… Công ty đảm bảo công việc không ngắt quãng, mọi chế độ đãi ngộ chu đáo".

Còn Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Thanh Hóa cũng được biết đến là một trong những doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn có quy mô lớn tại Thanh Hóa. Nhà máy có công suất chế biến đạt trên 900 tấn củ tươi/ngày. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Nhà máy luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với bà con vùng nguyên liệu, góp phần, cải thiện, tăng thu nhập cho người lao động nói riêng và người nông dân nói chung; đóng góp tích cực trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đơn hàng, nguyên liệu đầu vào nhưng Nhà máy vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, đảm bảo việc làm cho 160 lao động với mức thu nhập trung bình là 6-9 triệu đồng/người/tháng.

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu- Ảnh 3.

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu- Ảnh 4.

Anh Lê Văn Hoàng, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Mức thu nhập cán bộ anh em tăng lên, năm sau cao hơn năm trước,  trung bình 6-9 triệu/người/tháng".

Theo tính toán, mỗi năm, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đã chế biến được từ 23 - 25 ngàn tấn sắn và xuất khẩu được hơn 20 ngàn tấn tinh bột sắn, ước đạt trên 12 triệu USD.

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu- Ảnh 5.

Ông Lê Duy Tùng, Giám đốc Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Duy Tùng, Giám đốc Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại, với thương hiệu của Nhà máy, chúng tôi có 17 năm trên thị trường nước ngoài. Với chất lượng mẫu hàng cao nhất, tốt nhất, nhà máy có kiểm định sản phẩm, phục vụ cho sản xuất thuốc tây, thức ăn, thực phẩm. 85% sản phẩm của Nhà máy đã xuất khẩu đi Trung Quốc còn 15% tiêu thụ trong nước. Thời gian tới, đơn vị sẽ bổ sung thêm những đơn vị đối tác khác như: Thái Lan, Dubai,,,".

Niên vụ 2023 - 2024, toàn tỉnh hiện trồng được gần 12.400 ha sắn. Trong đó, vùng nguyên liệu sắn phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn là trên 10 ngàn ha. Diện tích sắn tập trung tại các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Bá Thước, Thường Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân… Sản lượng sắn của Thanh Hóa chủ yếu cung cấp cho 5 Nhà máy và cơ sở chế biến tinh bột sắn là: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước (huyện Bá Thước); Nhà máy chế biến nông – lâm sản xuất khẩu Như Xuân (huyện Như Xuân); Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh; Cơ sở chế biến tinh bột sắn Sơn Dung (huyện Ngọc Lặc); Cơ sở chế biến tinh bột sắn tại xã Thanh Tân (huyện Như Thanh. Những năm gần đây, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Thanh Hóa đều đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng, và hướng tới xuất khẩu. Năm 2023, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn Thanh Hóa xuất khẩu được khoảng 50 ngàn tấn tinh bột, giá trị tương đương trên 27 triệu USD. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các Nhà máy tinh bột sắn Thanh Hóa.

Các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn hướng tới xuất khẩu- Ảnh 6.

Bước sang năm 2024, các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn Thanh Hóa đang nỗ lực, tiếp tục hiện đại hóa sản xuất, cung cấp thêm nhiều sản phẩm cho thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

Nguồn: Bản tin Doanh nghiệp doanh nhân ngày 14/01/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
6 tháng đầu năm 2024: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2024: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD

08:02 , 03/07/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%

Tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%

07:57 , 03/07/2024

Tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay duy trì xu hướng giảm, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt.

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

07:51 , 03/07/2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2024, bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

14:48 , 02/07/2024

Những năm gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử. Qua đó nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

08:38 , 02/07/2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4%.

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

08:32 , 02/07/2024

Từ ngày 1/7, các loại tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội đều được điều chỉnh tăng lên.

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

08:18 , 02/07/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43 ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý thuế hoạt  động kinh doanh thương mại điện tử

Quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

09:21 , 01/07/2024

Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, ngành thuế Thanh Hóa đang tăng cường các giải pháp quản lý đối với hoạt động này trên địa bàn tỉnh.

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

08:53 , 01/07/2024

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới năm nay vẫn yếu nhưng nguồn cung vẫn sẽ rất dồi dào, nên giá tôm sẽ rất khó tăng mạnh trở lại.

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

08:00 , 01/07/2024

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá, trong tháng 6 năm 2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 293 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 15,9 tỷ đồng.