Cát Linh - Hà Đông lỗi hẹn: Lo đội chi phí, dân chịu
Hoàn thiện 99% tiến độ vẫn không thể đưa vào vận hành cho thấy tính đồng bộ của dự án không được bảo đảm
Thiếu tình đồng bộ
Liên quan tới Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Ðông (Hà Nội) tiếp tục thất hứa, lỡ hẹn đưa vào khai thác thương mại tới lần thứ 8, phía chủ đầu tư lý giải nguyên nhân dự án chậm do Tổng thầu EPC; công tác cấp chứng nhận an toàn; Cục đăng kiểm thẩm định hồ sơ an toàn...

Tiếp tục lỗi hẹn, Cát Linh - Hà Đông chưa định ngày về. Ảnh: VnEconomy
TS Nguyễn Đình Thám - Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, về nguyên tắc khi ký hợp đồng, hoàn thành sớm thì được thưởng mà chậm tiến độ thì bị phạt, nhưng tại sao năm lần bảy lượt Tổng thầu Trung Quốc chậm tiến độ mà Việt Nam vẫn chấp nhận mà không xử lý được?
"Cần phải xem xét lại hợp đồng ký kết giữa Việt Nam với tổng thầu EPC. Việc Tổng thầu EPC liên tục thất hứa mà Việt Nam chấp nhận chứng tỏ chúng ta phụ thuộc vào họ. Liệu phía Việt Nam có thiếu hay sơ suất gì trong hợp đồng hay không? Có phải, đối với dự án này, Việt Nam đang ở thế lực bất tòng tâm?", PGS.TS Nguyễn Đình Thám nhận xét.
Về công tác thẩm định an toàn, PGS Nguyễn Đình Thám chỉ rõ, Cục đăng kiểm là cơ quan chốt chặn cuối cùng quyết định dự án có được đưa vào vận hành sau khi đã hoàn thành hay không? Vấn đề nằm ở chỗ, sự chậm trễ trong công tác đánh giá, nghiệm thu chất lượng kỹ thuật, hạ tầng là lỗi của Cục đăng kiểm hay lỗi của chủ đầu tư, hay lỗi của tổng thầu EPC? Việc này phải được làm rõ vì còn liên quan tới vấn đề quy trách nhiệm nữa.
"Theo cách giải thích của Ban quan lý dự án, sự chậm trễ trong đánh giá, nghiệm thu là do Tổng thầu chưa hoàn thành các công việc còn lại, chưa khắc phục hết các tồn tại, chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ tài liệu an toàn, chưa thực hiện được một số thử nghiệm quan trọng của đoàn tàu, chưa vận hành thử toàn bộ hệ thống, chưa có đủ hồ sơ hệ thống quản lý an toàn vận hành dẫn đến chưa đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ an toàn hệ thống để cấp chứng nhận an toàn theo quy định... Điều này phải được làm rõ. Rõ ràng là lỗi từ phía tổng thầu. Tổng thầu EPC Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc này chứ không thể đổ lỗi cho Cục đăng kiểm được", TS Nguyễn Đình Thám nhấn mạnh.
Nhìn nhận về vấn đề này, GS Đặng Đình Đào (ĐH KTQD Hà Nội) băn khoăn, Ban quản lý dự án có báo cáo về tiến độ dự án với kết quả hoàn thiện các hạng mục lên tới hơn 90% nhưng vì sao tới giờ dự án vẫn dậm chân tại chỗ, chưa thể đưa vào vận hành thương mại?
Song song với đó, Bộ GTVT cũng đã trình phương án xây dựng giá vé cho người dân. Việc này cho thấy, Bộ GTVT đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đưa dự án vào vận hành, người dân mong đợi. Vậy lý do gì dự án vẫn cứ nhùng nhằng, kéo dài thơi gian, không thể đưa vào vận hành?
Vị GS cho rằng, đây có thể là một cách báo cáo chạy tiến độ, muốn sửa sai hoặc để trấn an dư luận.
Theo vị GS, nhìn tổng thể một dự án, dự án muốn đưa vào hoạt động khai thác phải có tính đồng bộ. Nếu dự án hoàn thiện tới 99% nhưng còn 1% chưa hoàn thiện thì cũng không thể đưa vào vận hành.
"Ví dụ như một tòa nhà hay một công trình xây dựng vậy, nếu hoàn thiện hết các hạng mục nhưng hệ thống điện, cầu giao chưa có, cũng không thể bàn giao cho người dân được. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng vậy. Báo cáo của Ban quản lý đường sắt cho thấy tính đồng bộ của dự án không được bảo đảm", vị GS nói rõ.
Theo GS Đặng Đình Đào, một dự án lớn, rất quan trọng với sự kết nối giao thông của toàn thành phố nhưng lại được triển khai kém hiệu quả, chậm tiến độ, đội vốn là không thể chấp nhận được. Việc này thể hiện sự yếu kém, mất uy tín trong công tác quản lý, thi công của cả Bộ GTVT lẫn phía tổng thầu EPC Trung Quốc.
"Đây là nguyên nhân khiến dư luận, người dân thiếu tin tưởng, nghi ngại khi đặt vấn đề cho nhà thầu Trung Quốc tham gia vào các dự án giao thông quan trọng khác như dự án đường cao tốc Bắc - Nam", GS Đặng Đình Đào nói.
Lo chi phí đội lên, người dân phải chịu
Từ nhìn nhận trên, GS Đặng Đình Đào cho rằng, sự chậm trễ đưa dự án vào vận hành khai thác lỗi trước hết thuộc về Bộ GTVT và Ban quản lý đường sắt, tổng thầu EPC Trung Quốc, sau đó mới đến các cơ quan, bộ ngành, liên quan khác.
Đáng nói, vị GS cho rằng, sự chậm trễ, tiếp tục kéo dài thời gian hoàn thiện dự án sẽ là mối lo chi phí đội lên, giá vé có thể sẽ phải cao hơn, người dùng phải trả tiền nhiều hơn.
"Sự bất hợp lý ở đây là việc người dân phải móc túi, trả tiền cho công tác quản lý yếu kém, bù đắp các khoản thất thoát, lãng phí, trong quá trình thi công của tổng thầu Trung Quốc.
Do đó, vấn đề này phải được làm rõ, phải làm rõ người chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, không thể bắt người dân phải chịu", GS Đặng Đình Đào thẳng thắn.
Cũng lo ngại chi phí vận hành, chạy thử có thể sẽ bị đẩy lên và lại được tính vào tổng vốn đầu tư, bắt người dân phải chịu, TS Nguyễn Đình Thám cho rằng, cần minh bạch, rõ ràng.
"Cuối cùng, mọi rủi ro, sai sót người dân phải gánh hết, trong khi trách nhiệm chính của những người trực tiếp điều hành, quản lý, thi công dự án lại không được nhắc tới", ông Thám trăn trở.
Theo Thái Bình
Đất Việt
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.

Ngành Ngân hàng đồng hành, hỗ trợ kinh tế tư nhân
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, ngành Ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, từ các chính sách tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất, cải cách thủ tục vay vốn, đến các chương trình tín dụng chuyên biệt, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn bộ máy
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hợp tác xã Tân Thọ - điển hình trong phát triển nghề nông thôn
Được thành lập năm 2010, đến nay, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những điển hình về phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống. Hoạt động của Hợp tác xã đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.