Chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap
Với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, chăn nuôi gắn với an toàn dịch bệnh để cung ứng ra thị trường sản phẩm thịt lợn đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ đó, không những dịch giảm bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư mà vật nuôi khỏe và cho lợi nhuận cao hơn.
Năm 2021, gia đình ông Phạm Ngọc Sáng, chủ Nông trại Thuận Minh Farm, xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân đã quyết định đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn khép kín theo hướng VietGap, mỗi lứa chăn nuôi trên 200 con lợn thương phẩm và duy trì 10 lợn nái.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, gia đình đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi lợn theo hướng VietGap. Từ con giống, thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y, xử lý chất thải và ghi chép sổ sách đều được Nông trại áp dụng nghiêm ngặt. Nhờ đó, trong hơn 4 năm qua, đàn lợn trong Nông trại luôn an toàn dịch bệnh, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ tiêu thụ. Năm 2023, trại chăn nuôi lợn của nông trại đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, qua đó sản phẩm lợn hơi của nông trại đã có chỗ đứng vững trên thị trường, đem lại giá trị kinh tế cao.

Chị Phạm Thị Hương, Nông trại Thuận Minh Farm, xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để đáp ứng nhu cầu sản xuất VietGap, nông trại chúng tôi nghiêm ngặt ngay từ khâu lựa chọn con giống, nguyên liệu thức ăn gia súc, chúng tôi hoàn toàn 100% từ nguyên liệu tư nhiên như thân cây chuối, ngô, bèo, đậu tương xay nhỏ ra để làm thức ăn cho gia súc, qua đó chất lượng đã đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng tin tưởng".
Hiện nay, Thanh Hóa có 584 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, trong đó có khoảng 75% số trang trại sản xuất theo quy trình VietGap. Để đảm bảo quy trình này, các chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tuân thủ chặt chẽ từ khâu đầu tư chuồng trại, quản lý con giống, thức ăn chăn nuôi và các điều kiện đảm bảo khác nhằm đảm bảo sức khoẻ an toàn cho vật nuôi và đảm bảo môi trường chung. Từ đó, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến tay người tiêu dùng.

Ông Trịnh Văn Tuyên, khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tuyệt đối tuân thủ theo những biện pháp an toàn sinh học tối đa nhất, hạn chế các phương tiện vào trại, công nhân sinh hoạt tại chỗ. Tiêu độc khử trùng, sát trùng theo quy định của trại đề ra làm sao cho an toàn nhất, hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh từ bên ngoài vào, khi mình làm an toàn sinh hoạt tốt thì bệnh tật giảm đi nhiều, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn". Ông Trần Văn Chung, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để thực hiện quy chuẩn chăn nuôi Vietgap, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm có chất lượng đồng thời quản lý tốt khâu dịch bệnh, qua đó tạo ra giá trị sản phẩm được nâng lên, tạo sự cạnh tranh trên thị trường giá cả cho bà con chăn nuôi".

Nhằm hướng tới sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
Đây là hướng đi quan trọng nhằm góp phần thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh Thanh Hoá về chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn với mục tiêu đến năm 2030 theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.

Chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc
Với tinh thần không chủ quan lơi là, hiện các ngành, địa phương và các hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc.

Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án từ khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển huyện Nga Sơn
Theo kế hoạch, Dự án tuyến đường kết nối từ khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển huyện Nga Sơn sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, đang ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công của dự án.

Thanh Hóa: Nhân dân hiến đất mở rộng hơn 9 nghìn km đường giao thông
Từ năm 2020 đến nay, Thanh Hóa đã có gần 65 nghìn hộ dân hiến đất, để mở rộng hơn 9 nghìn km đường giao thông, góp phần cùng các địa phương xây dựng Nông thôn mới. Có được kết quả đó là do các cấp ủy Đảng, chính quyền Mặt trận tổ quốc và Nhân dân trong tỉnh đồng lòng hưởng ứng Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng theo chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Trồng mới và trồng lại sau khai thác 1.550 ha rừng
Theo kế hoạch năm 2025, tỉnh Thanh Hóa trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng tập trung. Các ngành, các cấp liên quan đã chủ động quy hoạch nguồn giống, hệ thống vườn ươm cây giống lâm nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ trồng rừng.

Triển khai bỏ điểm thu tiền điện phục vụ công tác chuyển đổi số
Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ, chính quyền địa phương và ngành về chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2025 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Công ty Điện lực Thanh Hoá sẽ triển khai việc xoá bỏ các bàn thu tiền điện nhằm tiếp tục đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Thời tiết ngày 19/3: Thanh Hóa có mưa vài nơi, trưa chiều trời rét
Thời tiết ngày 19/3, khu vực Thanh Hóa có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, rét hại.

Hiểm họa khôn lường từ lối đi tự mở qua đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh Thanh Hóa hiện đang tồn tại 69 lối đi tự mở qua đường sắt. Những lối đi này thường nằm tại khu vực khúc cua, tầm nhìn hạn chế. Người dân tự mở để đi tắt sang đường bộ nên mặt đường gồ ghề, dốc, phương tiện di chuyển qua rất dễ bị trượt ngã, chết máy gây mất an toàn giao thông.

Thanh Hóa cấp trên 5 ngàn đăng ký xe tại công an xã, thị trấn
Sau hơn 2 tuần thực hiện Quyết định số 1205 của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về phân cấp đăng ký xe, Công an các xã, thị trấn trên toàn tỉnh đã tổ chức tiếp nhận, giải quyết, đăng ký mới cho trên 5 ngàn phương tiện ô tô, mô tô và xe máy điện, tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức được cấp đổi đăng ký xe ngay tại địa phương.

Thanh niên chung tay bảo vệ môi trường, vì thành phố văn minh
Trong Tháng Thanh niên năm 2025, Thành đoàn Thành phố Thanh Hóa đã phát động tất cả các cơ sở đoàn trên địa bàn tổ chức các hoạt động ra quân dọn dẹp vệ sinh, trồng mới và chăm sóc cây xanh, hoa, cây cảnh ở những nơi công cộng. Từ đó, nhân lên những hành động đẹp về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tỏa lối sống xanh, vì một cộng đồng khỏe mạnh.

Kiến nghị nâng cấp sân bay Thọ Xuân
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề xuất nâng cấp sân bay Thọ Xuân với tổng mức đầu tư 8.015 tỷ đồng. Trong đó hạng mục nhà ga, sân đỗ sẽ sử dụng nguồn vốn xã hội hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.