Chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế
Một trong những tồn tại của công tác xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số thời gian vừa qua, theo đánh giá của Bộ TT&TT, là việc chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
Nghị định 47 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh vào “dữ liệu số”, thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số.
Theo Nghị định 47 và Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương trên quy mô quốc gia phải thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã được Bộ TT&TT xây dựng và đưa vào vận hành, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Từ cuối năm ngoái, toàn bộ 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng NDXP, đạt tỷ lệ 100%.
![]() |
Từ tháng 12/2020, 100% bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh - LGSP, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP. |
Thông tin về kết quả triển khai kết nối chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia thông qua nền tảng NDXP trong thời gian qua, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, đến nay tổng số hệ thống đã kết nối với nền tảng NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị. Trong đó, có 85 nền tảng LGSP của bộ, ngành, địa phương; 5 cơ sở dữ liệu (CSDL) và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Thống kê cũng cho thấy, tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã là 64.023.858. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 10/2021, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã là 18.530.176, tăng gấp hơn 3 lần so với tháng 9.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước bước đầu phát huy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, hàng ngày có khoảng 200.000 giao dịch thông qua Nền tảng NDXP.
Tuy nhiên, theo Cục Tin học hóa, việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương, chưa phát huy tối đa giá trị của các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn phản ánh có những khó khăn, vướng mắc trong kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Trong đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử tháng 10, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số), Bộ TT&TT cũng đã chỉ rõ: Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế.
Các bộ, tỉnh cần ưu tiên kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chuyển đổi số
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm phát triển dữ liệu trong Chính phủ số, đó là: “Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu”.
Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu.
Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; và tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
“Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm”, đại diện Cục Tin học hóa cho biết thêm.
![]() |
Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu là một trong các nội dung được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm (Ảnh minh họa) |
Để tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian tới, Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương ưu tiên, tập trung kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chuyển đổi số.
Cụ thể, với các bộ, ngành chủ quản các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương, Bộ TT&TT đề nghị rà soát, xác định danh sách các CSDL, hệ thống thông tin hiện đang sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; xác định dữ liệu có thể chia sẻ; xác định lộ trình, đầu mối triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu; đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị về kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các bộ, ngành, địa phương.
Song song đó, phối hợp với Bộ TT&TT đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả của các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thông qua Nền tảng NDXP.
Đối với các bộ, ngành, địa phương khai thác dữ liệu, Bộ TT&TT đề nghị ưu tiên nguồn lực triển khai kết nối, có lộ trình đưa vào khai thác chính thức ngay trong năm 2021 các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương đã kết nối vào Nền tảng NDXP để đáp ứng nhu cầu thực tế của mình.
Trong đó, đến ngày 1/12 tới, các bộ, ngành hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng tối thiểu các dịch vụ dữ liệu của 2 hệ thống là CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Vietnam Post; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng tối thiểu các dịch vụ dữ liệu của 4 hệ thống gồm: CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Vietnam Post.
Vân Anh/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công bố 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ sản xuất tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố danh sách sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu trên Cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.

Triển khai giảng dạy học phần công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Dự kiến khóa sinh viên viên trúng tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội tới đây học học phần “Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo”.

Viettel Thanh Hóa nâng cao chất lượng dịch vụ 5G
Theo dữ liệu công bố từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, trong tháng 4/2025, Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng 5G với 6,2 triệu người dùng 5G cho đến thời điểm hiện tại. Tại Thanh Hóa, nhà mạng Viettel đang tiếp tục mở rộng vùng phủ, nâng cao chất lượng mạng 5G, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Ứng dụng sáng kiến khoa học trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước sạch
Thời gian qua, ngành cấp nước Thanh Hoá đã đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân viên chức và người lao động. Qua đó, đã có nhiều sáng kiến, giải pháp khoa học đã được ứng dụng mang lại hiệu quả trong sản xuất, nâng cao chất lượng cấp nước phục vụ khách hàng.

Ra mắt nền tảng AI đột phá về ngôn ngữ: Dùng tiếng Việt đi khắp năm châu
Công ty Cổ phần Công nghệ Loca AI vừa chính thức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ mang tên Loca AI với thông điệp "Dùng tiếng Việt đi khắp năm châu".

Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile
Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, người nộp thuế đã dễ dàng hoàn thành mọi nghĩa vụ liên quan đến thuế, không giới hạn không gian, thời gian. Đó là những tiện ích của ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí cho người nộp thuế và tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý thuế.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm nâng cao năng suất và hạn chế rủi ro trong sản xuất, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất.

Hơn 34.900 người tham gia Nền tảng nCademy
Nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đã mở khóa học miễn phí đầu tiên cho người dùng cá nhân về kỹ năng an ninh mạng. Chỉ sau vài ngày, khóa học đã nhanh chóng thu hút được hơn 34.900 người tham gia.

Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng
Báo cáo của Cisco cho thấy, phần lớn các tổ chức tại Việt Nam vẫn đang đối mặt thách thức lớn về tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng.

Hà Trung triển khai phong trào "Bình dân học vụ số"
Ngay sau lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn toàn tỉnh, huyện Hà Trung đã có triển khai sâu rộng, đồng bộ và hiệu quả phong trào nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho người dân. Từ đó, giúp người dân tiếp cận và dễ dàng ứng dụng công nghệ số vào đời sống cũng như trong công việc, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.