ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại về người và của

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 1/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

02/06/2022 07:46

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ: Những năm gần đây, thiên tai diễn biến bất thường, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là của các địa phương và sự chủ động của người dân, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiệt hại do thiên tai năm 2021 thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng còn những hạn chế, đặc biệt khi xảy ra tình huống thiên tai, sự cố phức tạp: công tác chỉ đạo có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng; phương châm "bốn tại chỗ" chưa được quan tâm đầy đủ, có nơi còn hình thức; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu trước sự tàn phá của thiên tai; thiếu trang thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; vẫn còn tình trạng bất cẩn, chủ quan dẫn tới những thiệt hại đáng tiếc về người trong bão, lũ; công tác khắc phục hậu quả thiên tai triển khai còn chậm, không dứt điểm, thiếu nguồn lực; vận hành liên hồ chứa còn bất cập.

Từ đầu năm 2022, thiên tai tiếp tục bất thường (mưa lũ giữa mùa khô kèm dông lốc, sóng lớn tại Trung Bộ; mưa lớn gây ngập úng nhiều đô thị; rét lịch sử cuối tháng 2 năm 2022, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc; động đất liên tiếp tại Kon Tum). Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo, chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm đồng bộ, tạo hành lang pháp lý đầy đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó bổ sung các chế tài bảo đảm thực thi pháp luật, tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách, đồng thời tạo cơ chế huy động nguồn lực ngoài ngân sách, xã hội hóa hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đẩy mạnh bảo hiểm rủi ro thiên tai,...

Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phải lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, nhất là các quy hoạch, dự án phát triển khu đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, bố trí, sắp xếp dân cư phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng; bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển.

Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, thiên tai; đầu tư hiện đại hóa công nghệ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn theo hướng tích hợp, đồng bộ, tự động hóa, đặc biệt là dự báo mưa, lũ, khí tượng thủy văn biển; đẩy nhanh lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, mực nước phục vụ vận hành hồ chứa và thiết bị cảnh báo xả lũ hạ du hồ chứa, hệ thống giám sát trực tuyến vận hành hồ chứa, trọng điểm đê điều, tàu thuyền hoạt động trên biển.

Đẩy mạnh phòng ngừa thiên tai, sự cố; tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án đã xây dựng trước mùa mưa lũ; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập theo phương án đã được phê duyệt.

Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, đảm bảo đủ năng lực, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn, chú trọng công tác phối hợp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn, chú trọng công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn, trong đó xác định lực lượng vũ trang làm nòng cốt, công tác cứu hộ cứu nạn là hoạt động quan trọng, là "nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình" của lực lượng vũ trang.

Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, trang thiết bị bảo đảm công tác chỉ đạo, chỉ huy, triển khai nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; củng cố, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở để ứng phó thiên tai kịp thời theo phương châm "bốn tại chỗ".

Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai, sự cố cho người dân; đa dạng hình thức truyền thông phù hợp từng đối tượng; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Các Bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm đã được giao, nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; có giải pháp huy động nguồn lực, đặc biệt nguồn lực ngoài ngân sách để khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý dứt điểm trọng điểm đê điều, hồ chứa nước xung yếu.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển đổi số; hiện đại hóa công cụ hỗ trợ, số hóa bộ cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; phát huy hoạt động của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin, nhất là với các nước thượng nguồn sông Hồng, sông Mê Kông.

 

Rà soát phương án phòng, chống lũ, giảm ngập lụt ở hạ du

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa lũ của các ngành, địa phương; đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh thông qua Bộ chỉ số.

Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn; kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ, cháy rừng, thực hiện quy chế ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố chất thải và tìm kiếm cứu nạn của một số địa phương; chỉ đạo ứng trực, kịp thời điều động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để chủ động thích ứng, giảm thiệt hại do thiên tai, gắn xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai với xây dựng nông thôn mới bền vững; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp, khắc phục sự cố đê điều, công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ; chỉ đạo xây dựng, triển khai phương án bảo vệ trọng điểm đê điều, hồ đập; rà soát phương án phòng, chống lũ, giảm ngập lụt ở hạ du cho một số lưu vực sông lớn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; phối hợp với các ngành, địa phương triển khai kiểm soát an toàn thiên tai, xử lý vi phạm lấn chiếm lòng dẫn ảnh hưởng đến thoát lũ, gia tăng ngập lụt nhất là các lưu vực sông miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, dự báo, cảnh báo, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó; tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo thiên tai bảo đảm kịp thời, chính xác hơn...

Theo Baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tháng 7 năm 2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

Tháng 7 năm 2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

23:11 , 02/07/2024

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta.

Huyện Như Xuân sẵn sàng cho diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024

Huyện Như Xuân sẵn sàng cho diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024

21:06 , 02/07/2024

Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Như Xuân năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 3,4/7. Đến nay, huyện Như Xuân đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, vũ khí, trang bị.

Đề nghị gỡ khó về thuế, cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Đề nghị gỡ khó về thuế, cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

16:22 , 02/07/2024

Nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí cho biết, hoạt động của cơ quan báo chí đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi kinh phí sản xuất ngày càng tăng, nhưng cơ chế về thuế, định mức tối đa... chưa bắt kịp với tình hình thực tế.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/7, ngày 03/7/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/7, ngày 03/7/2024

15:14 , 02/07/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 02/7, ngày 03/7/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng, nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.

Công an huyện Lang Chánh triển khai cấp thẻ Căn cước cho gần 100 công dân ngay trong ngày 1/7

Công an huyện Lang Chánh triển khai cấp thẻ Căn cước cho gần 100 công dân ngay trong ngày 1/7

14:43 , 02/07/2024

Trong ngày 1/7, ngày đầu tiên triển khai cấp thẻ Căn cước theo Luật Căn cước, Công an huyện Lang Chánh đã tổ chức cấp thẻ cho gần 100 công dân.

Lượng phương tiện tại tuyến đường dẫn lên, xuống cao tốc Bắc Nam tăng đột biến

Lượng phương tiện tại tuyến đường dẫn lên, xuống cao tốc Bắc Nam tăng đột biến

11:09 , 02/07/2024

Thời tiết nắng nóng trong những ngày vừa qua, cộng với việc các học sinh đều đã nghỉ hè hoặc hoàn thành các kỳ thi quan trọng, nên lượng khách du lịch đến với tỉnh Thanh Hóa tăng cao, đồng thời cũng khiến cho lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các nút giao cao tốc Bắc Nam trên địa bàn tỉnh tăng đột biến.

Chính thức tăng độ tuổi hành nghề lái xe từ 1/1/2025

Chính thức tăng độ tuổi hành nghề lái xe từ 1/1/2025

10:23 , 02/07/2024

Một trong những nội dung mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, đó là quy định nâng độ tuổi hành nghề tối đa của người lái xe chở người trên 29 chỗ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sử dụng thẻ căn cước

Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sử dụng thẻ căn cước

10:02 , 02/07/2024

Theo quy định của Luật Căn cước 2023, thẻ căn cước công dân trước đây được thay đổi tên gọi thành Căn cước, đồng thời điều chỉnh một số thông tin in trên thẻ. Trước sự thay đổi này, nhiều ý kiến cho rằng tất cả công dân bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước mẫu mới từ mốc 1/7 – thời điểm Luật chính thức có hiệu lực. Thông tin này là không chính xác bởi Luật Căn cước 2023 đã quy định rất rõ các điều kiện chuyển tiếp từ các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước mã vạch, căn cước gắn chip mẫu cũ sang thẻ căn cước mẫu mới.

Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

09:10 , 02/07/2024

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã có dịch cúm A/H5N1, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi. Tại Thanh Hóa dù chưa có ổ dịch phát sinh, nhưng trước nguy cơ xâm nhập, lây lan, bùng phát bệnh dịch, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.

Thanh Hoá phấn đấu hết năm 2024 có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thanh Hoá phấn đấu hết năm 2024 có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh

08:08 , 02/07/2024

Đến hết năm 2023, Thanh Hoá đã có 651 công trình cấp nước được đầu tư xây mới, toàn tỉnh cũng đã có 97,5% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và 62% được dùng nước sạch. Việc quan tâm, đầu tư xây mới các công trình cấp nước đã tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân và góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới.