Chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh
Thực hiện Công văn số 5103/BYT-DP ngày 12/8/2023 của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch; để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng... không để dịch bùng phát trở lại và hạn chế tối đa xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch trên địa bàn tỉnh.
2. Giao Sở Y tế:
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong tỉnh, giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để các ca bệnh, ổ dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương; phát hiện sớm và có biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời không để dịch bùng phát theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo theo quy định khi phát hiện biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức tốt và - chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm; trong giảm sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch, không để lây lan bùng phát trong cộng đồng, hạn chế thấp nhất các trường hợp chuyền nặng, tử vong; triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với ngành Y tế tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch, đa dạng hóa hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
4. Các sở, ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch tại các địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương phối hợp triển khai công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; giao Sở Y tế tổng hợp tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán.
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025 trong bối cảnh nhiều quốc gia đã ghi nhận sự gia tăng các ca mắc cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
Phòng bệnh tim mạch trong mùa lạnh
Miền Bắc đang chìm sâu trong khối khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống tới 4-5 độ C, xuất hiện băng giá. Thời tiết lạnh giá là yếu tố làm gia tăng các bệnh về tim mạch, nhất là ở những đối tượng là người cao tuổi, người mắc bệnh nền.
Tầm quan trọng của việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ và diễn biến kéo dài. Để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao, giúp trẻ có cơ hội phát triển và hòa nhập hơn, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là can thiệp sớm.
Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
Đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vừa tới tham quan, làm việc với Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và dẫn đầu về ca tử vong
Theo thống kê của tổ chức ung thư toàn cầu Globocan, mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận gần 25.000 ca mắc ung thư phổi mới và 22.500 ca tử vong. Tỉ lệ mắc ung thư phổi tại Việt Nam cao thứ hai, chỉ sau ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư.
Phấn đấu tiếp nhận 1,85 triệu đơn vị máu trong năm 2025
Năm 2025, Ban Chỉ đạo Quốc gia hiến máu tình nguyện đặt mục tiêu phấn đấu tiếp nhận khoảng 1,85 triệu đơn vị máu.
Các cơ sở khám chữa bệnh ở Thanh Hóa chống rét cho bệnh nhân
Thanh Hoá đang trong đợt rét đậm nhất từ đầu mùa đông đến nay. Để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh những tác động tiêu cực do thời tiết, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét.
Thanh Hoá huy động nguồn máu phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh dịp Tết
Nhằm huy động đủ nguồn máu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày 12/1, Trung tâm huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nhân đạo thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện tại huyện Kim Sơn. Đây là lần đầu tiên hoạt động hiến máu tình nguyện được tổ chức ngoài tỉnh.
Năm 2024, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả 142.985 tỷ đồng khám chữa bệnh
Năm 2024, cả nước có 186,2 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền bảo hiểm y tế đề nghị thanh toán là trên 142.900 tỷ đồng, tăng 18.000 tỷ đồng .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.