Chứng cứ khoa học của những truyền thuyết chúng ta thường nghe (phần 2)
Sẽ thế nào khi những sinh vật mang đầy màu sắc thần bí, trong các truyền thuyết thời xa xưa như: “Rồng”, “Ma cà rồng” hay “Nhân mã”, được nhìn nhận dưới góc độ khoa học?

Theo các nhà khoa học, hình tượng ma cà rồng có lẽ đã được người dân thời xưa thêu dệt nên khi nhìn thấy những người mắc căn bệnh Porphyria. Cụ thể, Porphyria là một hội chứng hiếm gặp gây rối loạn trình tự gen ở người. Theo tính toán, cứ 200.000 người sẽ có một người mắc Porphyria.
Nếu bố hoặc mẹ mắc phải Porphyria thì con của họ sẽ có 25% rủi ro mắc căn bệnh này. Được biết, dưới tác động của Porphyria, bệnh nhân sẽ bị mất cân bằng sắc tố. Điều này dẫn đến việc hồng cầu của họ dễ dàng bị phá hủy dưới tác động của tia cực tím. Do đó người bệnh thường rất sợ ánh sáng mặt trời. Để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng, họ chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm.
Đây là một chi tiết khá giống với mô tả về ma cà rồng mà chúng ta thường nghe tới. Bên cạnh điểm tương đồng này, bệnh nhân Porphyria cũng có ngoại hình không khác biệt với ma cà rồng là mấy. Theo đó, sự rối loạn kiểu gen sẽ khiến hệ gân sẽ bị biến dạng dẫn tới các ngón tay co rúm. Làn da quanh môi cũng sẽ khô cong để lộ ra hàm răng dị hình. Với ngoại hình đáng sợ như vậy, ở thời trung cổ, những người mắc phải Porphyria thậm chí còn bị cho là quỷ dữ và phải nhận kết cục trên giàn thiêu.
Rồng

Các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều bằng chứng về sự tương đồng giữa tạo hình của loài rồng, trong văn hóa các nước, và cấu trúc của các bộ xương khủng long. Theo đó, những truyền thuyết cổ nhất về loài rồng được xuất phát từ Mông cổ. Thật tình cờ, đây cũng chính là vị trí của sa mạc Gobi, nơi có rất nhiều bộ xương khủng long được tìm thấy.
Bên cạnh đó, để ý thấy rằng, rồng chỉ có trong văn hóa của người châu Âu và châu Á mà không hề có ở châu Phi, khu vực không hề có sự xuất hiện của xương khủng long. Ngoài ra, một số ý kiến khác còn cho rằng, nếu giải phẫu một con rồng, chúng ta sẽ thấy bộ xương của chúng khá giống với các loài bò sát hiện đại như cá sấu, cự đà hay rắn.
Do đó, rất có thể người xưa đã dựa vào chính những con vật này để xây dựng nên loài rồng trong các câu chuyện của mình.
Nhân mã

Nhân mã bắt đầu xuất hiện trong các văn tự cổ vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 TCN, ở Hy Lạp. Theo phỏng đoán của giới khoa học, nhân vật thần bí nửa người nửa ngựa này được các học giả Hy Lạp thời xa xưa tưởng tượng nên, khi họ nhìn thấy những chiến binh cưỡi ngựa từ các bộ lạc phương Bắc như: Scythians, Tauri, hay Kassites…
Lý do là bởi ở Hy Lạp vào thời điểm đó không hề có sự hiện diện của loài ngựa. Chính vì vậy, việc nhìn thấy những người ngồi trên lưng ngựa và di chuyển một cách thần tốc thực sự là một điều hết sức lạ lẫm với người dân bản xứ nơi đây.
Thảo Vy/Dân Trí
Theo BS
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.