Chương trình OCOP thúc đẩy xây dựng thương hiệu cho nông sản Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 292 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có đến 70 % là nông sản. Chương trình OCOP đã giúp nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ và khẳng định được thương hiệu cho nông sản Thanh Hóa; hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Sắn dây và dong là 2 loại cây trồng truyền thống của xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc. Nhiều năm trước, người dân chủ yếu trồng để bán nguyên liệu thô, giá trị kinh tế thấp. Những năm gần đây, xã đã quy hoạch lại 100 ha vùng trồng tập trung, khuyến khích người dân chế biến sản phẩm tại chỗ.
Đồng thời, được huyện hỗ trợ làm mẫu mã, nhãn mác, nên đến nay cả 2 sản phẩm "bột sắn Hương quê" và "miến dong Hương Ngọc" đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh; giá trị sản xuất cũng tăng gấp đôi so với trước đây.
Ông Phạm Phú Xuân - Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi được công nhận OCOP, tinh bột sắn dây và miến dong bán rất chạy; đặc biệt tinh bột sắn dây không có mà bán; giá cả tăng lên rất ổn định, năm nay củ sắn dây đang bán giá 14, tăng gấp đôi năm ngoái… Chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo bà con nhân dân phát triển thêm một số sản phẩm OCOP nữa".
Thanh Hóa có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với nhiều sản phẩm trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 50 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã như: Vùng sản xuất cây ăn quả có múi, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau quả an toàn…
Đây được xem là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các nông sản đặc trưng của Thanh Hóa thành sản phẩm OCOP. Nhiều địa phương đã quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, globalgap; hỗ trợ các hợp tác xã, hộ sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới hình thức mẫu mã theo tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn OCOP.
Ông Đặng Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian qua huyện đã phối hợp với các đơn vị xây dựng các sản phẩm OCOP, phát huy được đặc sản vùng miền của huyện… Hiện nay một số sản phẩm đã có thương hiệu và tiêu thụ rất tốt trên thị trường như miến dong Ngọc Liên, sắn dây, gạo nếp Thạch Lập… Người dân đã bắt đầu làm quen với cách làm mới và xây dựng thương hiệu".
Tham gia chương trình OCOP, các hộ dân đều có ý thức sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, thay đổi tư duy làm ăn từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn và liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng giúp khai thác tiềm năng của mỗi địa phương, tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản Thanh Hóa trên thị trường.
Năm 2024 tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
Dự kiến năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đạt trên 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ năm 2024 có thể đạt 1,85 tỷ USD
Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP cho biết; tính đến cuối tháng 10 năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính kim ngạch cả năm nay đạt 1,85 tỷ USD , tăng 19% so với cùng kỳ.
Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang Hàn Quốc
10 tháng năm 2024, Việt Nam có 5 nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có kim ngạch trên 1 tỷ USD, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm và linh kiện trị giá 4,5 tỷ USD, điện thoại các loại đứng thứ 2, đạt 2,9 tỷ USD.
Nhiều triển vọng với kinh tế Việt Nam
Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã đưa ra nhiều nhận định về triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
Sáng ngày 21/11, Sở Công thương Thanh Hóa phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức “Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số tỉnh Thanh Hoá năm 2024”.
Tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24
Mới đây, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã được khai mạc tại thành phố Hà Nội. Thanh Hóa tham gia gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của mọi người.
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.