ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cô gái dân tộc Thổ "mê" làm nông nghiệp sạch

(TTV) - Nguyễn Lê Ngọc Linh - cô gái sinh năm 1990, người dân tộc Thổ ở huyện miền núi Như Xuân luôn ngập tràn năng lượng, tâm huyết, kiên cường với khát vọng "hồi sinh những cánh rừng" và đam mê làm nông nghiệp sạch.

13/04/2022 08:31

Không khó để tìm những thông tin, những bài viết về Nguyễn Lê Ngọc Linh – người bởi những việc làm và thành tích của Linh trong quá trình cô gây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ” đã được rất nhiều báo chí từ Trung ương đến địa phương đăng tải. Thế những, điều đó vẫn không khiến chúng tôi cảm thấy hết thích thú cùng tò mò về thanh niên 9X này và quyết định lên với thôn Thanh Xuân, xã Hoá Quỳ, huyện Như Xuân gặp gỡ Nguyễn Lê Ngọc Linh – Giám đốc HTX “Vườn rừng bản Thổ”.

Quyết định bỏ phố về rừng..... 

Mô hình vườn rừng này được Nguyễn Lê Ngọc Linh khởi đầu với 3 ha đất rừng bố mẹ cho mượn. Nằm giữa quả đồi 6 ha, “Vườn rừng bản Thổ” ở thôn Thanh Xuân, xã Hoá Quỳ, huyện Như Xuân mô phỏng hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa tầng tán với nhiều giống cây rừng bản địa như lim, dẻ, dổi, mắc khẻn… trồng trên cùng một đơn vị canh tác, đa dạng nguồn thu. Mục tiêu của Ngọc Linh là tạo ra một mô hình vườn rừng bền vững. Ở đó, sinh kế được đảm bảo mà không cần chặt hạ cây rừng nào. Từ năm 2014 đến nay, vườn rừng đã không dùng phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, không kích thích tăng trưởng và để đa dạng sinh học các loài cây bản địa. Đất rừng trở nên màu mỡ hơn thông qua việc đa dạng hóa cây trồng, bổ sung lại vật chất hữu cơ cho đất; tái sinh rừng, góp phần ngăn chặn sự hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên.

Đến nay, "Vườn rừng bản Thổ" của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã có gần 60 loài cây rừng bản địa cùng các loài cây hái quả và các loài dược liệu. Mô hình cũng đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân biết và tìm đến tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm cùng xây dựng và phát triển.

Anh Trịnh Quang Trung, xã Vân Du, huyện Thạch Thành chia sẻ: "Qua tìm hiểu trên Facebook và cộng đồng nông nghiệp sạch, tôi biết được mô hình nông nghiệp sạch của chị Linh. Tôi đến để học tập, hy vọng có thể áp dụng được trên mảnh đất quê hương mình".

Huyện đoàn Như Xuân rất quan tâm đến mô hình của Vườn rừng bản Thổ của chị Ngọc Linh. Chúng tôi thường xuyên tổ chức đưa các đoàn viên thanh niên đến tham quan và học tập
Anh Lê Văn Hiếu, Bí thư huyện Đoàn Như Xuân cho biết: Huyện đoàn Như Xuân rất quan tâm đến mô hình của Vườn rừng bản Thổ của chị Ngọc Linh. Chúng tôi thường xuyên tổ chức đưa các đoàn viên thanh niên đến tham quan và học tập.

Mục tiêu của Hợp tác xã “Vườn rừng bản Thổ” hay chính mục tiêu mà Nguyễn Lê Ngọc Linh hướng tới đó là hồi sinh những cánh rừng; xây dựng, phát triển hệ sinh thái thực phẩm với chuỗi giá trị nông sản và dược liệu theo hướng nông nghiệp sinh thái; tạo sinh kế bền vững, cải thiện thu nhập, sức khoẻ cho người dân địa phương, cùng với đó là phục dựng, duy trì và phát huy các giá trị bản địa, thúc đẩy phụ nữ vươn lên khẳng định vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số ngay trên chính mảnh đất quê mình.

Ngọc Linh chia sẻ mật ong nuôi giữa rừng đúng quy trình là sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã “Vườn rừng bản Thổ”. Và, từ khi xác định được mục tiêu phát triển này, Linh đã liên kết với nhiều hộ nuôi ong đảm bảo tiêu chí ở trong và ngoài huyện. Tiếp đó, cô đã tự tìm tòi làm ra sản phẩm mật ong lên men, rồi kết hợp với các loại dược liệu bản địa như gừng, tỏi tía, nghệ, chùm ngây, lá bạc hà sấy lạnh … vừa là kháng sinh tự nhiên, vừa chứa nhiều Enzyme, các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của con người, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại mang về nguồn thu đủ để vận hành hệ thống.

....và đất rừng trao quả ngọt

Là người cầu toàn, Ngọc Linh khát khao, mong muốn lan toả những thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng từ nguồn nguyên liệu được canh tác minh bạch từ rừng.

Mới chỉ là một xưởng chế biến “mini” nhưng các quy trình chế biến khép kín tại “Vườn rừng bản Thổ” đã khá bài bản cùng những máy móc, thiết bị cần thiết với máy diệt nấm men, máy ép, máy ủ mật ong lên men, đảm bảo mật sạch nhưng vẫn giữ được những lợi khuẩn có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Mật ong sau khi được cấy men sẽ được ngâm ủ cùng với những dược liệu trong chum sành không tráng men, đã khử chì được Ngọc Linh chọn lựa kĩ càng. Khâu cuối cùng trong xưởng nhỏ sẽ là đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm.

Từ kinh doanh các sản phẩm mật ong lên men đã đem về thu nhập cho gia đình Ngọc Linh khoảng 500 triệu đồng/năm. Cao điểm, có tháng doanh thu của “Vườn rừng bản Thổ” đạt tới 300 triệu đồng. 4 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ của HTX Vườn rừng bản Thổ đều là những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương với mức lương khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Nhìn những quả đồi trọc phía xa xa, chắc hẳn bất cứ ai lên với “Vườn rừng bản Thổ”, lắng nghe câu chuyện “khởi nghiệp” phủ xanh đồi dài kì của cô gái người dân tộc Thổ đầy năng lượng tích cực Nguyễn Lê Ngọc Linh đều khâm phục ý chí, nghị lực của cô. “Từ một đồi rừng lau lách, không điện, không đường, 1 khung nhà sàn sắt dựng lên - trơ trọi, mọi thứ đều tự thân vận động, mọi thứ đều gom góp từng ngày từng ngày một để được như bây giờ” – đó là những dòng Ngọc Linh từng chia sẻ trên Fanpage của mình. Mọi cung bậc cảm xúc mỏi mệt, bất lực đều có nhưng chưa bao giờ Nguyễn Lê Ngọc Linh muốn buông bỏ và hối tiếc.

Giải thưởng cao từ nhiều cuộc thi, và thành quả hiện tại là phần thưởng rất xứng đáng cho những nỗ lực, dám đương đầu mọi khó khăn của Nguyễn Lê Ngọc Linh. Không chỉ đem lại giá trị bền vững cho cộng đồng mà những gì cô làm còn truyền cảm hứng cho nhiều đoàn viên thanh niên khác noi theo.

Chúng tôi tin Nguyễn Lê Ngọc Linh đã và đang lựa chọn hướng đi đúng khi hướng về quê hương để đánh thức những cánh rừng thêm xanh và tạo ra sản phẩm bền vững”.

Theo Hà Huyền - Mạnh Tuấn

Chuyên mục Câu chuyện vùng cao, ps ngày 8/4/2022

Trình bày: Khánh Phượng


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hè về với biển xứ Thanh

Hè về với biển xứ Thanh

22:16 , 08/05/2023

Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân

18:30 , 13/04/2023

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh

16:09 , 31/03/2023

Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị, Quan Sơn lại luôn đem đến cho ta những khoảng khắc êm đềm, yên tĩnh bởi những triền núi, cánh rừng ngút ngàn màu xanh chạy đến hết tầm mắt, cùng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách làm say đắm lòng người.

Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú

Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú

17:19 , 28/03/2023

Bàn Bù - miền thắng tích kỳ thú ở miền Tây xứ Thanh. Nơi đây vừa thâm nghiêm, thanh tịnh vừa kỳ vĩ, bí ẩn; là điểm hẹn hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.

Không chỉ là ký ức

Không chỉ là ký ức

15:39 , 03/02/2023

Xe đạp không chỉ đơn giản là phương tiện giao thông mà còn là một phần ký ức đối với nhiều người. Ngày chưa xa ấy, cùng với máy khâu, xe đạp là thứ tài sản có giá trị khá lớn mà mỗi gia đình đều hết mực bảo quản và giữ gìn.

Những người dệt sắc xuân dâng đời

Những người dệt sắc xuân dâng đời

22:36 , 20/01/2023

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở, tô điểm cho đất trời thêm rạng rỡ, khiến lòng người xốn xang. Những cánh đồng như thảm hoa khổng lồ đang khoe sắc tỏa hương, là tâm huyết, mồ hôi, công sức của bao người lặng thầm đổ ra. Để có những chậu hoa, cây cảnh đẹp cho các gia đình trưng tết, người nông dân phải cần mẫn sớm hôm, chịu đựng nắng mưa sương giá. Để có những điểm vui chơi, check–in đẹp, phải có những bàn tay, khối óc công phu sáng tạo… Biết bao người đã không quản khó nhọc, để dâng đời hương sắc mùa xuân.

Buông lỏng giám sát tại đoạn đê sông Mã đang bị sụt lún

Buông lỏng giám sát tại đoạn đê sông Mã đang bị sụt lún

18:40 , 17/11/2022

Theo thông tin Đài Phát thanh truyền hinh Thanh Hóa phản ánh, mái đê tả sông Mã đoạn từ K49+950 - K50+950, xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa bị sụt lún do mưa lũ vào đầu tháng 10/2022, UBND tỉnh đã yêu cầu chính quyền địa phương cắt cử lực lượng canh đê 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm các xe có tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên tuyến đê đang có sự cố để bảo đảm an toàn. Song, theo ghi nhận mới đây của phóng viên, việc quản lý, giám sát tại khu vực này đang bị buông lỏng.

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nghề nuôi ong mật ở Yên Nhân

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nghề nuôi ong mật ở Yên Nhân

23:31 , 20/09/2022

Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân miền Tây xứ Thanh. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng xây dựng được thương hiệu mật ong để giúp người dân thoát nghèo như ở xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân. Từ việc khai thác các tổ ong rừng tự nhiên về làm mật theo cách truyền thống, đến nay, người dân nơi đây đã nuôi ong lấy mật đạt tiêu chuẩn, năng suất chất lượng cao, sau khi trải qua một quá trình dài học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

Ký sự Nhất nghệ tinh- Măng chua Phú Nghiêm

Ký sự Nhất nghệ tinh- Măng chua Phú Nghiêm

09:13 , 19/09/2022

Ai đã từng ghé qua vùng đất Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa có lẽ đều say đắm vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Phú Nghiêm trở thành vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Được mệnh danh là một trong những thủ phủ tre luồng của Quan Hóa, Phú Nghiêm bạt ngàn màu xanh của những rừng tre, nứa, luồng, vầu…Tre luồng không chỉ che chở cho con người, là nguyên liệu của các vật dụng thiết yếu, mà còn góp phần làm nên một trong những món ăn trứ danh của vùng đất này- đặc sản măng chua. Thu hái, chế biến măng là việc làm quen thuộc, một nghề truyền thống lâu đời của người dân nơi đây.

Người dân Bỉm Sơn mòn mỏi chờ xây nhà máy xử lý rác

Người dân Bỉm Sơn mòn mỏi chờ xây nhà máy xử lý rác

16:03 , 05/09/2022

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân ven bãi rác Núi Voi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, phải sống chung với tình trạng ô nhiễm từ bãi rác lộ thiên cao hàng chục mét. Trong khi đó, dự án Nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2019 được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm tại đây lại vẫn đang dậm chân tại chỗ.