ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Có nên bỏ Ban đại diện Cha mẹ học sinh khỏi Luật Giáo dục?

Sáng ngày 16/1, tại hội thảo Góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) do Trường ĐH Luật TPHCM chủ trì, các chuyên gia đã tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề có đưa điều lệ Ban đại diện Cha mẹ học sinh vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) hay không.

17/01/2019 08:16

TS Thái Thị Tuyết Dung, Trưởng bộ môn Luật hành chính, khoa Luật hành chính nhà nước Trường ĐH Luật TPHCM cho rằng nên bỏ quy định về việc "ban hành điều lệ Ban đại diện Cha mẹ học sinh" tại khoản 2 Điều 102. “Tôi ủng hộ quan điểm không cần thiết phải tồn tại Ban đại diện Cha mẹ học sinh (BĐD CMHS) trong trường hợp, nếu cần thì tất cả các cơ sở giáo dục đều bắt buộc phải có chứ không chỉ với trường công lập”, bà Dung nói.

Có nên bỏ Ban đại diện Cha mẹ học sinh khỏi Luật Giáo dục? - Ảnh 1.

TS Thái Thị Tuyết Dung góp ý tại hội thảo

Bà Dung cho biết các con mình đều học trường tư và các trường đều không có ban này. Thậm chí trường tư không họp phụ huynh mà giáo viên gặp trực tiếp từng phụ huynh học sinh để trao đổi.

Trong bối cảnh xã hội phát triển về công nghệ thông tin hiện nay, sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường rất thuận lợi nên bà Dung cho rằng vai trò của ban này là gì khi những tin nhắn thông báo tình hình học tập có rất nhanh chóng. Bà cũng lo ngại, thông thường ban này có những hỗ trợ tài chính và hoạt động khác rất lớn cho trường. Nhưng có bất cập xảy ra khi ban này lợi dụng tạo ra các đặc quyền dẫn đến lạm thu. “Ví dụ lớp 30 học sinh nhưng chỉ 15 phụ huynh đồng ý đóng góp thì nửa còn lại phải làm theo, nhất là các đóng góp về cơ sở vật chất”, bà Dung chia sẻ.

Nhìn nhận thực tế BĐD CMHS có mặt tốt và mặt không tốt, nên bà Dung đề xuất: “nếu có sự tồn tại của ban này thì cần trên cơ sở tự nguyện chứ không bắt buộc”.

Tuy nhiên, PGS.TS Phan Nhật Thanh, Phó trưởng khoa Luật hành chính nhà nước Trường ĐH Luật TPHCM phản bác quan điểm trên. Ông Thanh cho biết bản thân mình là người nằm trong BĐD CMHS nhiều năm và không đồng ý quan điểm cho rằng ban đại diện lợi dụng chức vụ quyền hạn để lạm thu.

“Bản thân tôi đi họp với trường đã có những đề xuất về chương trình đào tạo, cách thức giảng dạy để các cháu học tốt hơn. Đúng là hàng năm chúng ta có cuộc họp bàn về các khoản thu, nhưng nếu không có Ban đại diện đứng ra làm việc này thì ai sẽ là người tham gia hỗ trợ các hoạt động xã hội hóa giáo dục?”, ông Thanh chia sẻ quan điểm.

Trước những ý kiến khác nhau về vấn đề trên, Thạc sĩ Trịnh Anh Nguyên người có kinh nghiệm hơn 10 năm làm trong BĐD CMHS cho rằng: “Câu trả lời tùy thuộc vào trường tư hay công. Tôi cũng thừa nhận một số nơi ban đại diện chỉ xuất hiện khi cần huy động tiền thôi”.

Có nên bỏ Ban đại diện Cha mẹ học sinh khỏi Luật Giáo dục? - Ảnh 2.

Thạc sĩ Trịnh Anh Nguyên cho rằng sự có mặt của Ban đại diện Cha mẹ học sinh là cần thiết

Theo bà Nguyên, Ban đại diện này cần được huấn luyện về kỹ năng trong ứng xử, giải quyết các tình huống. Bà chia sẻ một câu chuyện trong thực tế về việc thu tiền phụ huynh ủng hộ nhà trường và cho rằng: “Chúng ta không nên chặn cửa thu tiền phụ huynh khi phụ huynh đã đồng tình đóng góp. Tôi lo lắng nhất là phát ngôn Ban đại diện ra bên ngoài như thế nào”.

Và kết lại bà khẳng định, sự có mặt của Ban đại diện là cần thiết, đặc biệt với hệ thống trường công. Nhưng nếu có thì nên là quy định bắt buộc vì nếu trường này có mà trường kia không thì tạo ra sự ganh đua. Có hay không không quan trọng mà quan trọng làm như thế nào, phụ huynh chung tay tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.

Trong khi đó, ở góc độ quản lý trường phổ thông, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân đánh giá cao vai trò của BĐD CMHS trong nhà trường. “Tôi đề nghị vẫn giữ nguyên điều lệ về Ban đại diện này trong dự thảo luật vì nếu bỏ thì còn khó quản lý hơn nữa. Cần có những văn bản chính thức thì việc hoạt động của ban này tránh sai sót”, ông Khương chia sẻ.

Có nên bỏ Ban đại diện Cha mẹ học sinh khỏi Luật Giáo dục? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân

Cũng từ góc nhìn trường học, ông Khương cho biết kinh phí hoạt động của ban này trong trường chủ yếu chi hỗ trợ hoạt động học sinh, hoàn toàn không được phép chi mua sắm cơ sở vật chất hay khen thưởng giáo viên. Thu kinh phí cũng hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện.

Tuy nhiên theo ông Khương, để BĐD CMHS hoạt động hiệu quả cần có sự phối hợp trao đổi giữa Ban đại diện và nhà trường, có những kế hoạch và tổng kết giữa năm cũ và mới, dự toán thu chi thích hợp.

Có nên bỏ Ban đại diện Cha mẹ học sinh khỏi Luật Giáo dục? - Ảnh 4.

Hội thảo Góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) do Trường ĐH Luật TPHCM tổ chức sáng nay thu hút đông đại biểu tham dự

Tại hội thảo sáng nay, các đại biểu tập trung thảo luận về quy định tự chủ và quản lý nhà nước. Bên cạnh ý kiến đề xuất cần làm rõ khái niệm tự chủ trong giáo dục thì nhiều đại biểu cũng góp ý cần bổ sung quy định để khẳng định Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác phải chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động và chất lượng giáo dục tại các cơ sở trực thuộc trong phạm vi được giao. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục không thuộc Bộ GD-ĐT thì Bộ không kiểm soát được những nội dung như tổ chức, nhân sự, chất lượng giáo dục.

Một số đại biểu lại đề xuất cần thêm nội dung của UBND cấp tỉnh, huyện để cụ thể vai trò quản lý với các cơ sở giáo dục, phân cấp và chịu trách nhiệm cụ thể với đối tượng quản lý.

Lê Phương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.