ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Công nghệ hạ thủy phân trong sản xuất mật ong

Với những lợi thế về đất rừng tự nhiên và rừng trồng khá lớn, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi ong mật hiệu quả. Các sản phẩm cũng được quan tâm chú trọng đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nổi bật là công nghệ hạ thủy phần, góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

28/02/2024 22:08

Việc bảo quản mật ong lâu dài là bài toán khó, hơn nữa do mật ong thô chưa qua sơ chế còn lẫn tạp chất để lâu dễ gây lên men, chua, tạo khí ga và kết tinh. Trăn trở tìm giải pháp bảo quản mật ong, hợp tác xã (HTX) dịch vụ thương mại ong mật Cẩm Thủy đã đầu tư máy hạ thủy phần trong sản xuất mật, máy có tác dụng chiết xuất, loại bỏ các tạp chất trong mật ong giúp cho sản phẩm nâng cao giá trị. Việc đưa máy móc tiên tiến thay thế thiết bị thủ công truyền thống đã tạo ra sản phẩm mật ong thiên nhiên, chất lượng, hòa quyện sánh mịn, vàng óng, hương vị thơm ngon hơn nhiều so với mật được quay thủ công và tạo nên sản phẩm riêng biệt. Vì vậy, sau gần 4 năm đi vào hoạt động, đàn ong của HTX luôn duy trì ổn định với số lượng hàng nghìn đàn, cho sản lượng mật hàng chục tấn mật/năm, sản phẩm mật ong của HTX đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021. Đồng thời, HTX cũng đã nhanh chóng tiếp cận và kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các kênh bán hàng trực tuyến nhằm quảng bá thương hiệu mật ong đất Cẩm.

Công nghệ hạ thủy phân trong sản xuất mật ong- Ảnh 1.

Ông: Trương Thanh Hải, Giám đốc HTX DVTM ong mật Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các thành viên trong HTX nuôi ong mật, nên chai mật ong khi đã đủ điều kiện, đạt được chất lượng OCOP 3 sao".

Anh Trịnh Hữu Toa, HTX DVTM ong mật Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "HTX đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật, đạt được năng suất cao".

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng, Anh Nguyễn Văn Hưởng xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành đứng ra thành lập HTX mật ong Hưởng Hoa với 18 thành viên. Hiện nay, sản phẩm mật ong hoa nhãn của HTX được biết đến "sạch" thuần khiết tự nhiên không hóa chất, không phẩm màu, không chất bảo quản. Để có được những kết quả này, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm là một trong những tiêu chuẩn quan trọng tạo dựng uy tín để tiêu thụ sản phẩm, HTX đã có những bước đi đột phá trong việc xây dựng thương hiệu mật ong cho riêng mình. Để cho ra nguồn mật ong thiên nhiên đạt chất lượng cao, anh Hưởng kết hợp với các thành viên đầu tư hệ thống máy hạ thủy phần, đây là công nghệ xử lý từ mật ong thô trở thành mật ong tinh nguyên chất, mỗi sản phẩm đều có tem nhãn, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được cơ quan chức năng chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn OCOP. Trung bình, HTX ong mật Hưởng Hoa sản xuất khoảng 20 tấn/năm. Chính vì HTX mật ong Hưởng Hoa đã có thương hiệu trên thị trường, góp phần đưa các sản vật của địa phương đến gần hơn với khách hàng.

Công nghệ hạ thủy phân trong sản xuất mật ong- Ảnh 2.

Anh Nguyễn Văn Hưởng, Xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian nuôi ong, gia đình đã đầu tư hệ thống máy móc, mật ong đã đảm bảo được chất lượng, không bị lên ga, sủi bọt, không bị cay chua. Tiến tới, HTX sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống máy móc, mẫu mã sản phẩm, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, cung cấp sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng".

Công nghệ hạ thủy phân trong sản xuất mật ong- Ảnh 3.

Ông Vũ Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Ông Vũ Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thành Hưng có chủ trương đầu tư cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt chú trọng vào chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP". Qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, các HTX đã nâng cao được giá trị, thương hiệu cũng như sản phẩm".

Những năm gần đây, nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng, tập trung chủ yếu ở những địa phương có tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và vùng trồng cây ăn quả. Từ việc phát triển nghề nuôi ong lấy mật, người dân đã chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các máy móc hiện đại vào xử lý các công đoạn nhằm xây dựng thành công "thương hiệu" cho sản phẩm mật ong được người tiêu dùng ưa chuộng.

Công nghệ hạ thủy phân trong sản xuất mật ong- Ảnh 4.

Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc HTX Nông nghiệp Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Sau khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, chất lượng mật ong được nâng lên, đưa ra thị trường được khách hàng sử dụng và tiêu thụ. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh, dự kiến sản phẩm tiêu thụ từ 50-70 tấn trong năm tới".

Với sự mạnh dạn trong áp dụng khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp, HTX cũng đã đưa công nghệ hạ thủy phần vào quá trình sản xuất vì nó có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ cũ, chất lượng dinh dưỡng và màu sắc được bảo đảm. Vì vậy, các địa phương cũng đang khuyến khích người dân phát triển liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đây là hướng đi mới nhằm nâng cao chất lượng mật, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Qua đó, góp phần nâng vị thế sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người dân.


Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 23/02/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G

Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G

10:41 , 22/07/2024

Ngày 16/9, các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam sẽ tiến hành tắt sóng 2G. Theo đó, những người đang dùng điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G bắt buộc phải chuyển đổi lên 4G/5G. Đã có những nghi ngại rằng, liệu có xảy ra tình trạng nghẽn mạng hay nghẽn liên lạc, nếu ngày cuối người dân đổ dồn đi chuyển đổi từ 2G lên 4G/5G hay không?

Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử

Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử

09:23 , 22/07/2024

Nhằm xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; tăng cường chỉ đạo việc xử lý công việc, nhất là việc gửi, nhận văn bản trên môi trường điện tử.

Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

15:20 , 20/07/2024

Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững hơn.

Tuổi trẻ ngành văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số

Tuổi trẻ ngành văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số

15:05 , 20/07/2024

Những năm qua, tuổi trẻ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại. Qua đó, góp phần phục vụ tốt hơn cho công việc chuyên môn; xây dựng phát triển văn hóa số; giúp bạn đọc sách, báo; khách tham quan có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích.

Dừng công nghệ di động 2G từ tháng 9/2024

Dừng công nghệ di động 2G từ tháng 9/2024

23:05 , 16/07/2024

Từ nay đến tháng 9/2024, các đối tượng thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G Only cần nắm bắt kế hoạch dừng công nghệ 2G và thực hiện chuyển đổi thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G sang sử dụng smartphone.

Số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng

Số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng

10:16 , 16/07/2024

Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2024, có hơn 5.000 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Các hình thức tấn công phổ biến là tấn công có chủ đích vào các cơ sở trọng yếu như tổ chức tài chính, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp lớn.

Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu đưa phát thanh đến gần công chúng

Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu đưa phát thanh đến gần công chúng

09:06 , 15/07/2024

Phát thanh là loại hình truyền thông đại chúng sở hữu rất nhiều thế mạnh như tính lan tỏa, tính gần gũi, sinh động khi nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh lời nói, âm nhạc và tiếng động. Kỷ nguyên số mở ra cho phát thanh những cơ hội thu hút lượng công chúng mới qua vận dụng các nền tảng số, nhưng đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ về việc thay đổi từ phát thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại, đa phương tiện.

Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh

Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh

08:58 , 15/07/2024

Tính đến hết tháng 5/2024, số lượng người sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam đã đạt hơn 8,8 triệu khách hàng, tăng 3,3% so với cùng kỳ tháng trước.

Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

08:55 , 15/07/2024

Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024. Kết quả đánh giá vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin rộng rãi tới các Bộ, ngành và địa phương.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ 
 trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

22:58 , 14/07/2024

Xác định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh... trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.