ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cú săn sale khó đỡ: Mua sợi chun buộc tóc 1 nghìn đồng cho con

Mua sắm online không những tiện vì nắng không tới mặt, mưa chẳng tới đầu mà còn rẻ, ngay cả cái dây buộc tóc chỉ 1.000 đồng cũng đặt trên mạng.

20/10/2020 09:50

Không còn cảnh rủ nhau đi siêu thị giữa giờ nghỉ trưa, tưởng chừng chị em công sở đã bớt nghiện mua sắm. Thực tế, họ đã chuyển qua hình thức khác thời 4.0 khi mọi thứ đều chỉ cần chạm trên điện thoại. Nếu các công ty chặn Facebook thì họ quay qua mua trên Shopee, Lazada, Tiki,...

Phong trào mua sắm online, đặc biệt ở giới công sở đã trở thành một xu hướng tất yếu, không chỉ dừng ở đó mà nó còn khiến không ít người tiêu dùng trở nên cuồng mua trên mạng.

Trên diễn đàn mạng mới đây, một thành viên chia sẻ hình ảnh người vợ mua chiếc dây buộc tóc trên mạng, hàng đóng gói ship về tận nhà. Điều khiến ông chồng vừa tức vừa buồn cười là người vợ chỉ mua 1 chiếc dây buộc tóc giá chỉ 1 nghìn đồng.

Cú săn sale khó đỡ: Mua sợi chun buộc tóc 1 nghìn đồng cho con - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Dây buộc tóc 1.000 đồng cũng mua trên mạng

Dữ liệu của Picodi cho thấy, phụ nữ Việt (khoảng 60%) mua sắm nhiều hơn nam giới (khoảng 40%). Không quá ngạc nhiên khi thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng yêu thích mua sắm trực tuyến. Gần một nửa số người mua sắm trực tuyến (49%) là những người nằm trong độ tuổi từ 25-34. Tiếp đến là những người ở độ tuổi từ 18-24 (28%). Những nhóm người trên 35 tuổi chỉ còn dưới 10%.

Chị Nguyễn Thu Nga (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, từ khi có thói quen mua sắm online, mọi thứ chị đều đặt trên mạng từ quần áo, giày dép tới đồ ăn, thực phẩm hàng ngày. “Mua online cái gì cũng tiện, nhiều khi không có nhu cầu nhưng buồn buồn xem trên điện thoại lại ấn vào mua”, chị cho hay.

Không thừa nhận là người nghiện mua sắm online nhưng chị Nga cho biết, trung bình một tuần chị cũng phải mua tiền triệu trên mạng cho cá nhân và sinh hoạt trong gia đình.

Nhu cầu mua hàng trên mạng của người Việt ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Criteo, 76% số người được hỏi cho biết họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn so với thông thường, trong khi chỉ có 15% số người được hỏi cho biết họ sẽ mua sắm với tần suất tương đương. 62% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cũng cho biết họ mua hàng tạp phẩm và đồ dùng vệ sinh cá nhân qua giao dịch trực tuyến nhiều hơn.

Công sở trở thành nơi giao hàng

Có cầu ắt có cung, mọi thứ đều được các shop đưa lên mạng. Khảo sát của một sàn thương mại điện tử, giai đoạn giãn cách xã hội ghi dấu những biến chuyển rõ nét trong hành vi mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Theo đó, người dùng mua sắm tất cả các mặt hàng thực phẩm qua kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng.

Trước đó, nhận định về xu hướng kinh doanh sau dịch, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết xu hướng mua bán online chắc chắn sẽ khởi sắc, bao gồm nền tảng ứng dụng lẫn thương mại điện tử. Ghi nhận của nền tảng này thời điểm đó cho thấy các hàng quán bắt đầu có xu hướng tìm hiểu để thích ứng với mua bán qua ứng dụng nhiều hơn so với trước.

Cú săn sale khó đỡ: Mua sợi chun buộc tóc 1 nghìn đồng cho con - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Công sở thành nơi giao hàng

Một điều khá đặc biệt được các công ty nghiên cứu thị trường cho biết, người Việt có sở thích săn hàng giảm giá trong giờ hành chính, có lẽ là để giảm stress trong công việc.

Hơn 35% giao dịch được thực hiện vào khung giờ từ 12h trưa đến 6h chiều. Hình thức thanh toán tiền mặt (80%) sau khi nhận hàng vẫn rất được ưa chuộng trong mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.

Không chỉ giờ làm việc mà tối rảnh rỗi, người Việt cũng vào mạng mua sắm. Một báo cáo của Lazada hồi tháng 3 cũng cho thấy người dân mua sắm nhiều ở khung giờ 8-9 giờ tối. Cá biệt còn mua thời điểm 12 giờ khuya đến 1 giờ sáng hôm sau, khung giờ diễn ra các chương trình khuyến mãi.

Các mặt hàng được mua nhiều trên kênh online vẫn liên quan đến điện thoại di động, các sản phẩm mẹ và bé (sữa, tã giấy), gia dụng (nồi, chảo).

Thương mại điện tử đang mở ra cơ hội cũng như tiện ích cho nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều câu chuyện nghiện mua sắm: không nhớ mình mua gì, đang làm việc xuống lấy hàng, hay giấu vợ chồng vì mua đồ quá nhiều.

Theo Thư Kỳ

VietnamNet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

08:40 , 29/04/2024

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi

08:37 , 29/04/2024

Năm 2024, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi từ 1,2 - 4,4%/năm.

Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

08:25 , 29/04/2024

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng.

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

23:17 , 28/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương, tháng 4/2024, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cơ bản ổn định và có sự phục hồi tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.

Đẩy nhanh tiến độ  giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

15:12 , 28/04/2024

Tính đến ngày 17/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Thanh Hoá quản lý đạt 3.318 tỷ đồng, bằng 26% kế hoạch vốn chi tiết được giao, cao hơn 8,8% so với cùng kỳ.

Phát huy hiệu quả  các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất

Phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất

09:36 , 28/04/2024

Có đất đai, có sức lao động nhưng lại thiếu vốn sản xuất là thực trạng chung của nhiều hộ nông dân. Chính vì thế, những năm qua, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã đứng ra ký kết ủy thác với các ngân hàng cho hội viên nông dân vay để phát triển kinh tế. Thông qua các nguồn vốn vay, nông dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập.

Thanh Hóa phấn đấu phát triển gần 760 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn hữu cơ

Thanh Hóa phấn đấu phát triển gần 760 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn hữu cơ

09:19 , 28/04/2024

Để hoàn thành mục tiêu của đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022 - 2025, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu trong năm 2024, toàn tỉnh phát triển 758 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ, với các đối tượng nuôi như: tôm, cá, rươi, ngao.

Thanh Hóa tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất

Thanh Hóa tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất

09:14 , 28/04/2024

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về đất đai, tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất để duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón

Thanh Hóa hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón

09:09 , 28/04/2024

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón.

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

09:08 , 28/04/2024

Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.