Đà Nẵng chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, không để bệnh sốt xuất huyết lây lan bùng phát thành dịch, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành văn bản triển khai thực hiện các biện pháp chống bệnh sốt xuất huyết.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, chuyển tuyến kịp thời, điều trị đúng phác đồ, hạn chế trường hợp biến chứng nặng gây tử vong; thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.

Nhấn để phóng to ảnh
Đà Nẵng chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết
Yêu cầu Sở Y tế đảm bảo nhu cầu thuốc, vật tư, hóa chất triển khai các hoạt động phòng chống dịch hiệu quả. Huy động lực lượng tham gia công tác phòng chống bệnh, khoanh vùng và xử lý các vùng nguy cơ cao. Đồng thời, phối hợp các sở ngành, địa phương triển khai các biện pháp truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống dịch bệnh.
UBND TP Đà Nẵng cũng UBND các quận huyện vận động người dân bỏ các vật dụng phế thải như lốp xe, vỏ lon, hộp nhựa, chum vại... đậy kín các vật dụng chứa nước mưa, nước sinh hoạt, khơi thông cống rãnh, hố nước tù đọng... để loại bỏ nơi phát triển của muỗi. Đồng thời, vận động người dân thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, huy động người dân tự diệt lăng quăng, bọ gậy. Các phường xã giám sát, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động người dân phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi.
Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, tính đến ngày 12/7, trên địa bàn ghi nhận 3.065 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khánh Hồng/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.