Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các bếp ăn trường học
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú. Qua đó, nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực.
Với hơn 1.500 học sinh đăng ký ăn bán trú, những năm qua, trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Thanh Hóa luôn quan tâm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, nhà trường đã lựa chọn, ký hợp đồng với công ty chuyên cung cấp thực phẩm uy tín trong tỉnh; đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ chế biến bữa ăn đảm bảo vệ sinh.

Nhà trường cũng lập trang zalo kết nối với phụ huynh, gửi thực đơn công khai hàng ngày nhằm giám sát chất lượng bữa ăn, thực phẩm đầu vào, quy trình chế biến của đơn vị cung cấp. Nhờ đó, nhiều năm nay, nhà trường không xảy ra vụ việc ngộ độc thực phẩm nào.

Cô giáo Ngô Việt Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cô giáo Ngô Việt Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong quy trình chế biến, nhà trường luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khu chế biến đồ thực phẩm tươi sống, đồ chín riêng rất an toàn; đảm bảo lưu mẫu thực phẩm, làm một cách nghiêm túc".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 800 trường học có bếp ăn tập thể dành cho học sinh khối mầm non và tiểu học bán trú. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán trú luôn được các trường quan tâm thực hiện nghiêm túc. Cùng với việc bố trí đầy đủ cơ sở vật chất khu vực bếp nấu, chế biến thức ăn, dụng cụ phục vụ, các nhà trường còn thực hiện tốt việc kiểm soát nguồn thực phẩm cung ứng, tuân thủ đúng quy trình chế biến, lưu mẫu hằng ngày; thường xuyên vệ sinh trường, lớp, nhà ăn.

Hàng năm, văn phòng điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh cũng phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ nhân viên dinh dưỡng của các nhà trường; thường xuyên giám sát việc lựa chọn và chế biến thực phẩm tại các cơ sở giáo dục.

Cô giáo Phạm Thị Mùi - Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai, thị trấn Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Cô giáo Phạm Thị Mùi - Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai, thị trấn Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường đặt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm lên mức hàng đầu; nhà trường có bếp ăn, nhà ăn đạt tiêu chuẩn mới, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm sạch để chú trọng bữa ăn cho trẻ… Phụ huynh rất tin tưởng nhà trường và gửi gắm con rất đông."
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường học là mối quan tâm của không chỉ các bậc phụ huynh mà của toàn xã hội. Để phòng ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn bán trú, các nhà trường và ngành chức năng cần phối hợp thường xuyên, đồng bộ, xiết chặt công tác quản lý, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm ở từng bữa ăn, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ một cách toàn diện.


Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm này.

Chú trọng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh
Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, thể chất, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, sơ cứu ban đầu cho học sinh. Do vậy, nhiều trường học đã chú trọng công tác y tế trường học, góp phần đảm bảo sức khoẻ và môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.