ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Để OCOP miền núi bay xa

Thời gian qua, việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được coi là đã đi đúng hướng, phát huy được tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới. Việc phát triển các sản phẩm OCOP thực sự đã trở thành một cuộc “cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều giá trị hơn và bền vững hơn cho người nông dân ở miền núi tỉnh Thanh Hoá, khi mà, ở khu vực này đang còn 6/11 huyện thuộc diện nghèo nhất của cả nước.

Cầm Bá Phượng - Thanh Tùng

17/04/2023 11:17

Trong giai đoạn 2019 - 2022, tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng được hơn 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao, trong đó, khu vực miền núi có khoảng 100 sản phẩm. Nhóm địa phương có từ 6 đến 12 sản phẩm là Như Xuân, Thạch Thành, Như Thanh, Thường Xuân,… và địa phương ít nhất là Mường Lát, Lang Chánh, Quan Sơn. Mặc dù các sản phẩm OCOP ở khu vực miền núi chủ yếu thuộc nhóm hàng nông sản, sản xuất theo mùa vụ, tính ổn định chưa cao, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, độ nhận diện thương hiệu chưa lớn… thế nhưng, với những thành công bước đầu của chương trình OCOP đã mang đến một "luồng gió mới", một sinh khí mới, một tâm thế làm nông nghiệp mới… cho những nông dân miền sơn cước.

Nông sản cũ, cách làm mới

Những cây chè bản địa, có tên địa phương là Tán Ma, của gia đình ông Lò Khăm Hựng, cũng như hàng chục hộ gia đình đồng bào Thái ở bản Pọong, xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá đã được nhiều người biết đến khi địa phương này đăng ký và được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2021. 

Những cây chè cổ thụ với đặc điểm tán rộng, lá to và dày, vốn chỉ dùng để pha nước uống trong sinh hoạt hàng ngày thì nay đã đem đến giá trị kinh tế cao cho bà con, một điều mà ít ai trong bản này từng nghĩ đến.

Anh Lò Khăm Hựng, Bản Pọong, xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Câu chuyện văn hoá ẩm thực, phong tục tập quán của người Thái ở mường Ca Da xưa, Quan Hoá ngày nay đã được "lồng" trong những chén chè Tán Ma, mang theo hương thơm của cỏ cây hoa lá, của vị chát và vị ngọt thanh trên đầu lưỡi đến với thực khách muôn phương. Bà con người Thái ở Hiền Kiệt rất vui vì sản vật của vùng quê mình nay đã bay xa. Được động viên, khuyến khích, giờ đây diện tích chè Tán Ma đã có hơn 100 ha, mở ra một tương lai mới cho bà con nơi đây.

Còn đối với chị Dư Thị Phương, ở thôn 4, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc thì sắn dây là thứ nông sản chống đói, thức uống giải nhiệt, cây trồng quen thuộc của hàng trăm hộ dân vùng núi này trong nhiều năm qua. Nay, chỉ với việc trồng, chế biến bột sắn dây cũng đã mang về cho gia đình chị hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Bột sắn dây Hương Quê của bà con Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngọc Tân, mà chị Dư Thị Phương là thành viên, được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2021.

Để OCOP miền núi bay xa - Ảnh 4.

Bột sắn dây Hương Quê của bà con Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngọc Tân.

Ở Ngọc Lặc, còn có các sản phẩm OCOP 3 sao khác như: Miến dong Hương Ngọc, gạo nếp hạt cau Thạch Lập, dưa vàng 369, mật ong Thọ Phú Xanh, mật mía Phúc Long… đều là những nông sản quen thuộc, gắn với truyền thống canh tác nhiều đời nay đối với bà con dân tộc Mường, dân tộc Dao, được phát triển thành sản phẩm hàng hoá và có giá trị hơn.

Từng bước hình thành kinh tế nông nghiệp

Để đạt tiêu chuẩn của một sản phẩm OCOP người nông dân ở miền núi cần phải thay đổi rất nhiều: Từ tư duy sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác, quy mô sản xuất, tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm… cho đến việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn, mục tiêu kinh doanh…

Từ một vùng núi khó khăn, hiện nay, ở Như Xuân đã hình thành hàng trăm vườn cam, vườn bưởi với diện tích hàng ngàn ha. Tư duy làm nông nghiệp phải có quy mô lớn, tạo ra thương hiệu nông sản riêng, Như Xuân đã trở thành một trong những vựa hoa quả lớn với nhiều sản phẩm có chất lượng của tỉnh Thanh Hoá.

Xuân Hoà là nơi tập trung hàng trăm ha diện tích cam, bưởi, ổi với các sản phẩm OCOP nổi tiếng như: Cam đường canh Như Xuân và cam xã Đoài Như Xuân (3 sao, công nhận năm 2020); bưởi da xanh và bưởi diễn Thành Công (3 sao, công nhận năm 2022). Tất cả 4 sản phẩm này đều thuộc hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Thành Công. Xây dựng trang trại sản xuất theo chuẩn VietGap, tích cực tham gia kết nối cung cầu, quảng bá thương hiệu đã giúp cho trái cam, quả bưởi Như Xuân trở nên ngày càng quen thuộc, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Để OCOP miền núi bay xa - Ảnh 6.

Trồng dưa vàng, dưa baby trong nhà màng, nhà lưới với hệ thống tưới nước tự động điều khiển bằng điện thoại thông minh; bảng thống kê và theo dõi bón phân chặt chẽ, khoa học; ứng dụng phần mềm kiểm tra sâu bệnh trên smartphone… là những giải pháp của HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh, huyện Thường Xuân đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm dưa vàng Thọ Thanh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap từ năm 2020, được siêu thị Lam Sơn bao tiêu hàng năm, đạt chuẩn 3 sao OCOP từ năm 2022. Với diện tích hơn 3ha, trồng từ 3 đến 4 vụ trong một năm, mỗi vụ có thể thu về từ 50 đến 60 triệu đồng 1 ha. Diện tích canh tác dưa vàng trong nhà màng, nhà lưới không lớn nhưng giá trị kinh tế lại mang lại cao hơn so với việc canh tác theo phương thức truyền thống.

Để OCOP miền núi bay xa - Ảnh 7.

Nắm rõ chủ trương của trung ương, của tỉnh, của huyện về các chính sách ưu đãi trong phát triển nông nghiệp và chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), nhiều hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã ở huyện vùng cao Thường Xuân đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao thành sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 4 sao. Tính đến hết năm 2022, huyện Thường Xuân đã có 8 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm 3 sao, như: Tinh dầu quế, quế thanh, mật ong hoa rừng Yên Nhân, ống hút tre, dưa vàng… Năm 2023, huyện Thường Xuân tiếp tục phát triển thêm 4 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao.

 Ông Nguyễn Ngọc Biên, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

OCOP là sản phẩm rất đáng tự hào của những người làm nông nghiệp, là động lực thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần mạnh mẽ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Điều này thật sự ý nghĩa đối với người nông dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nói chung, vùng cao, biên giới Thanh Hoá, nói riêng, giúp họ có được cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.

Nguồn: Chuyên mục Câu chuyện vùng cao

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên lúa khi thời tiết thay đổi

08:18 , 21/07/2024

Hiện nay các diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn tỉnh đang chuyển giai đoạn từ cuối đẻ nhánh sang đứng cái làm đòng và một số đã đẻ nhánh rộ. Trong điều kiện thời tiết thay đổi, việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa là rất cần thiết.

Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người  trồng cao su phấn khởi

Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người trồng cao su phấn khởi

22:06 , 20/07/2024

Từ đầu năm nay giá mủ cao su tăng. Người trồng cao su trên địa bàn huyện Như Xuân phấn khởi quay trở lại tập trung chăm sóc và thu hoạch mủ sau một thời gian dài khai thác cầm chừng hoặc dừng khai thác do giá mủ cao su xuống thấp.

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thị trấn Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp công nghệ cao

18:36 , 20/07/2024

Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2020-2025, thời gian qua, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã có nhiều giải pháp khuyến khích các tổ chức, hộ dân đầu tư vào lĩnh vực này.

Sản lượng thủy sản tăng 2,7% so cùng kỳ

Sản lượng thủy sản tăng 2,7% so cùng kỳ

18:33 , 20/07/2024

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản của cả nước 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,4 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Huyện Thạch Thành đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Huyện Thạch Thành đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

18:32 , 20/07/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án "Thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2030.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

18:02 , 20/07/2024

Thanh Hóa có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ thuận lợi cho sản xuất phân bón hữu cơ. Việc phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ cũng được xác định là giải pháp quan trọng và lâu dài, hướng tới nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững.

Tăng cường vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

Tăng cường vận động, xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

09:10 , 20/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đón tiếp, làm việc và trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cho 5 đoàn nhà đầu tư nước ngoài và 15 đoàn nhà đầu tư trong nước đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 và 2025 đạt 6% và 6,2%

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 và 2025 đạt 6% và 6,2%

08:42 , 20/07/2024

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng ADB giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 ở mức 6% và 6,2%.

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 69% GDP ước tính năm 2023

Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 69% GDP ước tính năm 2023

08:30 , 20/07/2024

Tính đến cuối tháng 6/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.245,32 điểm, tăng 10,2% so với cuối năm trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường cổ phiếu trong 6 tháng đạt 24.598 tỷ đồng/phiên, tăng 39,9% so với bình quân năm trước. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023.

Bộ Công Thương yêu cầu các tỉnh triển khai, giám sát việc mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương yêu cầu các tỉnh triển khai, giám sát việc mua bán điện trực tiếp

08:10 , 20/07/2024

Bộ Công Thương có văn bản gửi các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực và các đơn vị liên quan đề nghị triển khai Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp.